Tâm lý
   Trẻ đọc chậm, làm toán kém
 

Bé tập đọc -Ảnh: N.C.T.


Bé N. A., 8 tuổi, học tiểu học tại TP Biên Hòa, Đồng Nai. Bé có gia đình ổn định, môi trường học tập tốt và cô giáo giỏi. Tuy nhiên, bé rất khó khăn khi đọc bài và tập đánh vần các câu trên lớp.

Sự khó khăn về đọc làm cháu rất khó chịu, mặc cảm, tự ti, lo lắng và nhất là luôn bị cô giáo la mắng làm cháu sợ và không muốn đi học. Kiểm tra trí tuệ cùng các trắc nghiệm về nhận thức, trí nhớ, các chỉ số đều bình thường và trong khoảng cho phép. Điều này cho thấy bé N.A. mắc chứng rối loạn vụng đọc ở trẻ em.

Trẻ vụng đọc có biểu hiện không phân biệt được các chữ cái gần giống nhau như b và d, p và q, m và n... do vậy chúng thường có thói quen thay các chữ này trong một từ. Bên cạnh đó, trẻ mắc chứng này cũng có biểu hiện thay một từ khác có nghĩa gần giống với từ đó như chó thành mèo, nĩa thành dao... hoặc đảo lộn các chữ trong một âm tiết như ao - chao, â - đã (đẫ)...

Trẻ vụng đọc cũng khó khăn khi diễn tả các từ khó, nhất là các từ láy như nghễnh ngãng, nghênh ngang, ngao ngán... Bên cạnh đó, trẻ vụng đọc có biểu hiện của việc khó ngắt câu và tạo ngữ điệu trong câu... Do đó, nhiều trẻ 8-12 tuổi mà đọc vẫn chậm, ngập ngừng hoặc phải đánh vần nên nhịp âm điệu đôi khi không có, phải lấy ngón tay lần từng chữ, không định vị được không gian và không nhớ mặt chữ.

Chán học, thu mình

8%
Theo các nghiên cứu, vụng đọc chiếm khoảng 8% ở trẻ độ tuổi tới trường. Tỉ lệ ba nam mới có một nữ mắc chứng này. Trẻ vụng đọc đọc kém hơn những trẻ khác một cách lâu dài. Việc đo lường cho thấy trẻ vụng đọc đọc chậm trung bình gấp hai lần trẻ bình thường. Không thể chẩn đoán trẻ vụng đọc trước bảy tuổi rưỡi.
Vụng đọc thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập ở trường của trẻ. Bên cạnh đó, vụng đọc còn tạo cho trẻ cảm giác xấu hổ, mất tự tin, qua đó có nhiều biểu hiện của các chứng rối nhiễu tâm lý như chán học, thoái lui và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của trẻ.

Nếu vụng đọc mấy năm đầu ảnh hưởng tới hệ quả chính tả thì những năm sau ảnh hưởng các vấn đề tiếp nhận tri thức và sở trường văn học của trẻ. Toàn bộ ngôn ngữ viết nghèo nàn, cụt lủn, vụng về, đặt câu sai do thiếu từ vựng. Trẻ sẽ không thích đọc cũng như thiếu ngôn ngữ sáng tạo, do vậy không có khả năng biến hóa dễ dàng các suy nghĩ thành bài viết.

Sớm hay muộn khả năng làm tính cũng bị ảnh hưởng, kết quả làm tính kém do không đọc được đầu bài, không lý luận được. Kết quả tính toán kém dần nhất là ở 9-10 tuổi, làm trẻ chán nản và muốn bỏ học...

Những thất bại liên tiếp, những hệ quả mà chúng phải gánh chịu, những xung đột đặt ra cho đứa trẻ luôn ở "ghế bị cáo" làm trẻ thoái chí, chán học, thu mình, lánh xa các hoạt động giao tiếp và học tập ở trường; hoặc trẻ trở nên hung bạo, nghịch ngợm, chống đối nhà trường và gia đình, có nguy cơ phá ngầm cả đời và là gánh nặng cho số phận.

Nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân việc vụng đọc ở trẻ rất nhiều. Đó có thể là tình trạng chậm phát triển, các rối loạn tự tỏa, rối loạn hành vi, khiếm khuyết về thính giác hoặc thị giác, yếu tố di truyền hoặc tổn thương não... Nhiều giả thuyết cũng nêu nguyên nhân vụng đọc ở trẻ có thể do các yếu tố tâm lý như chưa thành thục cảm xúc, giáo viên đào tạo kém, không có khả năng theo kịp phương pháp tổng hợp... Chính việc xác định nguyên nhân là phong phú, khó khăn và đòi hỏi phải có sự can thiệp hệ thống, nên điều quan trọng là biết nguồn gốc của vấn đề thật sớm, từ đó có hướng can thiệp kịp thời. Nếu trẻ có vấn đề vụng đọc do các nguyên nhân bệnh lý đi kèm thì việc can thiệp phải trên cơ sở chăm chữa các bệnh lý đó.

Việc triển khai công tác giáo dục đặc biệt và liệu pháp hệ thống với các kỹ thuật gia đình, tranh vẽ, nặn đất, trò chơi... có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ vụng đọc. Tuy nhiên, công tác giáo dục đặc biệt vẫn quan trọng hơn cả và phải triển khai tại các phòng tham vấn tâm lý trẻ em chuyên nghiệp.

LÊ MINH CÔNG
(BV Tâm thần T.Ư 2)

Theo Tuổi Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹo giao việc nhà cho bé (13/11)
 Cho bé ngủ riêng: nhiệm vụ bất khả kháng (13/11)
 5 cách dỗ trẻ khi chúng hờn dỗi (13/11)
 Bài 2: Nhu cầu giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh. (12/11)
 Khi bé đập phá đồ chơi (12/11)
 Không nên bao bọc trẻ thái quá (12/11)
 Làm gì khi con trai nhút nhát? (12/11)
 Trẻ nghiện Internet: Rối loạn cảm xúc, hành vi (12/11)
 Làm gì khi bé hay bắt nạt? (10/11)
 Khác biệt khi dạy bé trai và bé gái (10/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i