Bé tập đọc -Ảnh: N.C.T.
Sự khó khăn về đọc làm cháu rất khó chịu, mặc cảm, tự ti, lo lắng và nhất là luôn bị cô giáo la mắng làm cháu sợ và không muốn đi học. Kiểm tra trí tuệ cùng các trắc nghiệm về nhận thức, trí nhớ, các chỉ số đều bình thường và trong khoảng cho phép. Điều này cho thấy bé N.A. mắc chứng rối loạn vụng đọc ở trẻ em. Trẻ vụng đọc có biểu hiện không phân biệt được các chữ cái gần giống nhau như b và d, p và q, m và n... do vậy chúng thường có thói quen thay các chữ này trong một từ. Bên cạnh đó, trẻ mắc chứng này cũng có biểu hiện thay một từ khác có nghĩa gần giống với từ đó như chó thành mèo, nĩa thành dao... hoặc đảo lộn các chữ trong một âm tiết như ao - chao, â - đã (đẫ)... Trẻ vụng đọc cũng khó khăn khi diễn tả các từ khó, nhất là các từ láy như nghễnh ngãng, nghênh ngang, ngao ngán... Bên cạnh đó, trẻ vụng đọc có biểu hiện của việc khó ngắt câu và tạo ngữ điệu trong câu... Do đó, nhiều trẻ 8-12 tuổi mà đọc vẫn chậm, ngập ngừng hoặc phải đánh vần nên nhịp âm điệu đôi khi không có, phải lấy ngón tay lần từng chữ, không định vị được không gian và không nhớ mặt chữ. Chán học, thu mình
Nếu vụng đọc mấy năm đầu ảnh hưởng tới hệ quả chính tả thì những năm sau ảnh hưởng các vấn đề tiếp nhận tri thức và sở trường văn học của trẻ. Toàn bộ ngôn ngữ viết nghèo nàn, cụt lủn, vụng về, đặt câu sai do thiếu từ vựng. Trẻ sẽ không thích đọc cũng như thiếu ngôn ngữ sáng tạo, do vậy không có khả năng biến hóa dễ dàng các suy nghĩ thành bài viết. Sớm hay muộn khả năng làm tính cũng bị ảnh hưởng, kết quả làm tính kém do không đọc được đầu bài, không lý luận được. Kết quả tính toán kém dần nhất là ở 9-10 tuổi, làm trẻ chán nản và muốn bỏ học... Những thất bại liên tiếp, những hệ quả mà chúng phải gánh chịu, những xung đột đặt ra cho đứa trẻ luôn ở "ghế bị cáo" làm trẻ thoái chí, chán học, thu mình, lánh xa các hoạt động giao tiếp và học tập ở trường; hoặc trẻ trở nên hung bạo, nghịch ngợm, chống đối nhà trường và gia đình, có nguy cơ phá ngầm cả đời và là gánh nặng cho số phận. Nhiều nguyên nhân Việc triển khai công tác giáo dục đặc biệt và liệu pháp hệ thống với các kỹ thuật gia đình, tranh vẽ, nặn đất, trò chơi... có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ trẻ vụng đọc. Tuy nhiên, công tác giáo dục đặc biệt vẫn quan trọng hơn cả và phải triển khai tại các phòng tham vấn tâm lý trẻ em chuyên nghiệp. LÊ MINH CÔNG Theo Tuổi Trẻ |