Tâm lý
   Bài 2: Nhu cầu giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh.
 

Như đã nói ở bài 1, lứa tuổi vườn trẻ là lứa tuổi của sự bắt chước. Trẻ không chỉ bắt chước hành động của người lớn mà bắt chước cả những âm thanh trong ngôn ngữ của người lớn. Thực tế cho thấy những đứa trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ sớm, người lớn thường xuyên chơi đùa, trò chuyện với trẻ thì trẻ sẽ có khả năng nói sớm hơn những đứa trẻ ít tiếp xúc với người lớn hoặc ít được người lớn trò chuyện.


Trẻ ngoài tháng bắt đầu hướng về nơi phát ra âm thanh, nhìn theo người lớn khi người lớn nói chuyện và từ tháng thứ 3 với những đứa trẻ phát triển bình thường đã bắt đầu biết lắng nghe và bắt đầu phát ra những âm thanh đầu tiên: gư gư, ư ư, hu hu.v.v...

Vào tháng thứ 4, đứa trẻ có thể bắt chước nhịp điệu các âm thanh được phát ra. Khi chúng ta nói chuyện với trẻ, hát cho trẻ nghe, hát ru, những âm điệu nhẹ nhàng, ngân nga là những âm điệu mà trẻ bắt chước dễ dàng nhất. Khi ta ru trẻ ngủ, trẻ cũng phát lại những âm thanh, giai điệu ngắn: a...a...a, u....u...u, ơ....ơ...ơ... Ngoài việc tái tạo âm thanh trẻ còn tái tạo được nhịp điệu của âm thanh.

Bên cạnh việc bắt chước tạo ra âm thanh, đứa trẻ cũng bắt đầu phản ứng với sắc thái tình cảm của lời nói từ rất sớm. Trạng thái cảm xúc nâng cao tính tích cực chung.

Đến những tháng cuối của tuổi thứ nhất trẻ bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên một cách thích thú với nhiều âm điệu khác nhau. Một đứa trẻ phát triển bình thường, khoảng 7 tháng tuổi đã phát ra những tiếng bập bẹ: cha-cha-cha, và thích thú khi thay đổi âm điệu trầm hơn: chà - chà. Được sự cổ vũ của người lớn, trẻ sẽ thường xuyên phát ra và lập lại các âm thanh này. Đặc biệt hơn trong giai đoạn này trẻ đang cố bắt chước các âm, vần do người lớn tạo ra.

Nếu ở giai đoạn đầu của lứa tuổi hài nhi, người lớn sử dụng lời nói để bày tỏ sự âu yếm, dịu dàng, bày tỏ tình yêu thương đối với trẻ thì qua giai đoạn sau của lứa tuổi hài nhi, việc giao tiếp ngôn ngữ của người lớn đối với trẻ bắt đầu có điều kiện. Ngôn ngữ người lớn giao tiếp với trẻ không chỉ để truyền đạt tình cảm yêu thương, thái độ của người lớn đối với trẻ nhỏ mà lúc này người lớn cần tạo ra các điều kiện đặc biệt cho sự phát triển thông hiểu lời nói của người lớn.

Để trẻ thông hiểu được lời nói của người lớn, lúc này, ngôn ngữ của người lớn cần phải gắn với hành động, trẻ nhìn theo hành động để hiểu người lớn muốn nói gì.

Nếu người lớn nói: bye bye con, trẻ sẽ không thực hiện được hành động đó. Nhưng mỗi ngày trước khi đi làm, mẹ đều nói: bye bye con yêu cùng với hành động giơ tay tạm biệt bé, chỉ vài lần sau, khi nghe từ bye bye, trẻ cũng đã biết đưa tay lên vẫy vẫy.

Người lớn đưa tay chỉ vào đầu, và nói: đầu, đầu bé. Thì sau đó khi nói đầu bé, bé cũng sẽ lấy tay chỉ vào đầu mình.
Như vậy, cuối tuổi thứ nhất, đứa trẻ bắt đầu am hiểu ngôn ngữ đơn giản của người lớn gắn liền với hành động. Qua đó trẻ bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên: ba, bà, cha, hoặc có lúc trẻ phát ra những âm thanh liên tục khoảng 2,3 hoặc 4 âm mà chúng ta chưa nghe rõ được đó là âm gì.

Sự thông hiểu và bắt chước âm thanh, ngôn ngữ của người lớn chính là kết quả của sự lập đi lập lại những ngôn ngữ kết hợp với hành động, đối tượng để trẻ nghe, nhìn thấy sự lập đi lập lại đó. Qua đó trẻ thiết lập được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hành động của người lớn, ngôn ngữ và đối tượng mà người lớn hướng tới cho trẻ.

Đầu tiên, đứa trẻ gọi tên chính cơ thể trẻ: mắt, đầu, miệng, tay, sau đó, đến những đối tượng ngoài cơ thể: ba, mẹ, bà, anh, chị, bé, ly.

Sự lặp lại nhiều lần của ngôn ngữ và hành động giúp bé thông hiểu lời nói và có sự đáp trả lời nói của người lớn: Mắt đâu? mắt đẹp đâu? Bé đưa tay chỉ mắt và nói: Mắt.
Ba đâu? Bé đưa tay chỉ về chỗ ba và bập bẹ một cách vui sướng: ba.

Những âm ban đầu trẻ bập bẹ được thường là những âm gắn liền với a: ba, cha, bà..., càng sau này, khi càng tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ của người lớn thì khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng dần tốt hơn, trẻ phát âm được nhiều âm hơn và tiếng nói của trẻ cũng rõ hơn.

Cùng với sự thông hiểu lời nói của người lớn, việc sử dụng các từ đầu tiên, trẻ cũng đòi hỏi người lớn phải giao tiếp với mình nhằm mở rộng vốn từ và khám phá tên gọi về các đồ vật xung quanh trẻ.

Trong giai đoạn tuổi hài nhi, việc giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ là việc làm hết sức quan trọng, vì khả năng ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ sau này.

Trúc Giang mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Cám ơn
Ngày gửi: 11/13/2008 1:54:21 PM

Cám ơn đã cho tôi một số kinh nghiệm khi nuôi con nhỏ. Bài này tôi thấy dễ hiểu và dễ tiếp thu.Con tôi mai mốt sẽ hát rất hay.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé đập phá đồ chơi (12/11)
 Không nên bao bọc trẻ thái quá (12/11)
 Làm gì khi con trai nhút nhát? (12/11)
 Trẻ nghiện Internet: Rối loạn cảm xúc, hành vi (12/11)
 Làm gì khi bé hay bắt nạt? (10/11)
 Khác biệt khi dạy bé trai và bé gái (10/11)
 Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ thông minh (10/11)
 Xử lí tình huống khi trẻ bị lạc (10/11)
 4 cách nói khi bé không nghe lời (8/11)
 Mẹ khéo thì con ngoan (8/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i