Tâm lý
   Khi trẻ lười vận động
 

Chiều hướng lười vận động dường như đang trở nên phổ biến trong thế giới của trẻ em ngày nay, đặc biệt là trẻ sống ở thành thị. Cuộc sống đầy đủ sung túc, một số trẻ ít vận động dễ dẫn đến sau này trẻ có thể nhụt chí, không cố gắng vươn lên...


Hiện nay, tỷ lệ trẻ em béo phì đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Mặc dù, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đáng báo động trên, nhưng lý do chủ yếu vẫn là do trẻ ít vận động hoặc rất ngại khi phải luyện tập. Nhưng làm thế nào để cho trẻ thích tập thể dục? Bởi hầu hết các nghiên cứu luôn luôn cho cùng một kết quả: Trẻ tập thể dục thường xuyên sẽ phát triển khỏe mạnh, thông minh và học giỏi hơn trẻ ít vận động.

Rất nhiều lợi ích khi trẻ chơi thể thao
"Tôi phải làm gì khi con tôi rất lười cử động, tập thể dục, thể thao?", câu hỏi có vẻ quen thuộc với nhiều bậc phụ huynh hiện nay. "Vợ chồng tôi thực sự rất siêng tập thể dục thể thao. Buổi sáng sớm chúng tôi có chạy bộ. Mỗi lần kéo con chạy bộ theo là như một cực hình. Nó cứ lải nhải, "trả giá" đủ thứ: "Ba, mẹ muốn... giết con hả?! Ba mẹ muốn con đi thi Olympic hay sao?!". Nó chỉ tập thể dục khi biết sau đó được ba mẹ cho coi nửa giờ tivi. Nó toàn thích nằm dài dưới đất chơi mấy cái xe nhỏ thôi", chị Hà, nhà ở phường 12, quận Tân Bình cho biết.

Chị Hạnh ở phường 5 quận Bình Thạnh tâm sự: "Con mình mới có 5-6 tuổi đầu nhưng rất lười hoạt động, đi học về là ngồi ở nhà xem tivi, chơi game... Cháu ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đá banh, đá cầu với lũ trẻ trong xóm. Điều mình lo lắng là cháu đang có nguy cơ bị béo phì".

Theo các chuyên gia, việc luyện tập thể dục, thể thao đem lại rất nhiều hữu ích cho sức khỏe con người, đó là điều không thể phủ nhận. Cho trẻ chơi thể thao cũng như học một môn năng khiếu nào đó đều tốt cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ, giúp trẻ khỏe hơn và thoải mái tinh thần để học tốt hơn.

Các môn thể thao tốt cho toàn thân, đặc biệt là cho xương, cơ bắp, não, hệ thần kinh, trí thông minh, hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, học môn năng khiếu nào, hay chơi môn thể thao nào là phụ thuộc vào năng khiếu và sở thích của trẻ.

Một kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho rằng những trẻ em không hoạt động có thể sẽ học kém. Những trẻ em chơi đùa mỗi ngày 40 phút phát triển đáng kể về các khả năng như tổ chức, học, làm bài tập so với những trẻ em không hoạt động. Những trẻ em chơi đùa 20 phút mỗi ngày có mức độ phát triển khoảng phân nửa những trẻ em chơi đùa 40 phút mỗi ngày.

Những trẻ em hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày còn giảm khoảng 1% đến 2% lượng mỡ của cơ thể. Việc cho trẻ chơi thể thao không những giúp trẻ nhanh nhẹ, khỏe mạnh mà còn giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, có tinh thần tập thể, cho trẻ hiểu biết thêm về sức mạnh của sự đoàn kết.

Làm thế nào để khuyến khích trẻ chơi thể thao?
Dù đã biết có nhiều lợi ích như trên, nhưng việc làm sao để bé yêu thích tập luyện thể dục thể thao là cả vấn đề lớn đối với các bậc cha mẹ.

Nhiều trẻ thường dùng thời gian cho học hành, rảnh giờ nào thì tận dụng ngay vào chuyện chơi, rất nhiều trò chơi thu hút, say mê, có khi còn bỏ luôn cơm mà chơi. Trước hết ta nên lập một thời khóa biểu cho mỗi ngày, chia giờ cho thích hợp, giờ học, giờ ăn, giờ chơi thể thao. Kế đến nên bỏ ra chút thời gian để tìm hiểu năng khiếu và sở thích của bé. Xem con mình có năng khiếu nào thì chọn cho môn đó. Không nên ép bé chơi môn thể thao nào đó chỉ vì cha mẹ... thích. Nên tôn trọng dù là trẻ con. Bé sẽ cố gắng phát huy hết khả năng, năng khiếu của bé... Hơn là do bạn ép bé chọn một môn thể thao mà bạn thích thì bé sẽ có suy nghĩ ngược lại.

Muốn trẻ chơi thể thao, phải cho chúng thấy ngay cái lợi trước mắt, trẻ thích gì nhất thì ta lấy cái đó làm quà thưởng khi trẻ chơi tốt thể thao. Nên đi cùng trẻ đến các tụ điểm, nhà thi đấu để xem, biết nhiều những vận động viên giỏi qua các chương trình để tạo thần tượng cho trẻ...

Đối với trường hợp con chị Hà, có thể nói rằng trẻ em chỉ thích làm những cái gì vui thôi, nếu chị muốn cháu tập thể dục thì chị phải làm sao cho cháu thấy đó là một chuyện hứng thú làm. Chị thử tìm hiểu xem cháu thích những gì, rồi trao đổi với nó - Như chuyện cháu "chỉ thích chơi mấy cái xe hơi nhỏ thôi", chị có thể dẫn cháu vô tiệm bán những chiếc xe đó, dò xem nó thích những chiếc xe nào, nhưng đừng mua cho liền; chị ra điều kiện với cháu, thí dụ như: "Nếu con chạy bộ với mẹ 5 ngày liên tiếp thì mẹ sẽ mua cho". Kết quả sẽ nhiều phần khả quan.

Cách tốt nhất để tạo thói quen vận động cho trẻ là hạn chế thời gian xem tivi hay chơi game của trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh thêm rằng, trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem tivi và đối với trẻ 2 tuổi và trên 2 tuổi chỉ nên xem từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày.

Phương pháp giúp trẻ có thói quen tập thể dục rất quan trọng. Khả năng tập trung của bé thường không cao, vì vậy, cha mẹ nên sử dụng những phương pháp kích thích gây sự chú ý của bé. Thí dụ như nhảy múa theo nhịp điệu, đạp xe, đi bộ, đánh bóng chuyền v.v...

Những hoạt động này rất quan trọng với trẻ nếu có cả cha mẹ cùng tham gia. Phụ huynh cũng nên suy nghĩ là làm thế nào để có thêm những sinh hoạt khác vui hơn, mới lạ hơn để cho trẻ khỏi nhàm chán.

Trẻ em vốn tính hiếu động nên nếu chúng lười vận động chắc cũng có nguyên do của nó. Nếu từ bé trẻ đã ít vận động thì lớn lên cũng sẽ ít vận động. Cho nên ngay từ bé cha mẹ cũng nên tìm cách cho trẻ có thể vận động, sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhất là những em nhỏ ở các đô thị. Phần vì ở những nơi này trẻ không có diện tích vui chơi, bố mẹ đi làm suốt ngày để chúng ở nhà. Trong khi đó, nhiều nhà không có diện tích lớn để trẻ vui đùa, thành ra chúng chỉ chơi mấy trò như ôtô, điện tử, xếp hình... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến trẻ em mất tính hiếu động, suốt ngày chỉ chơi mấy trò nhàm chán trên, rồi trở nên lười vận động.

Cha mẹ nên cho con cái ra công viên hoặc những nơi vui chơi giải trí công cộng để trẻ có thể vui đùa, chạy nhảy..., hơn là cứ bắt trẻ ở trong nhà. Trong khi vui chơi với trẻ, cha mẹ có thể nhận ra những điểm yếu của trẻ để giúp khắc phục cũng như hình thành tính cách cho trẻ. Những trò chơi đầy năng động sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và phản ứng nhanh nhạy khi chơi. SSM

Có thể nói sự thích thú của trẻ khi tham dự một môn thể thao nào đó rất giản dị là vì chúng muốn được vui chơi. Hãy để cho trẻ tự chọn lựa môn thể thao nào chúng cảm thấy thích. Bởi vì thể thao là một trò chơi, trước tiên nó cần có lòng ham thích. Bạn nên dành nhiều thời gian cho con tham gia những môn thể thao phù hợp với tính cách của chúng, để chúng có thế phát triển thể chất một cách toàn diện. Luôn tạo không khí vui vẻ trong quá trình luyện tập, để trẻ yêu thích việc luyện tập hơn.

Theo Sức  Sống Mới

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm gì khi : “Bé ích kỷ” (25/10)
 Phần thưởng tinh thần cho bé (25/10)
 Đọc sách cho con để phát triển trí tuệ bé (25/10)
 Bé 3 tuổi biết làm những gì? (23/10)
 Chìa khóa giúp bé tư duy tốt (23/10)
 Khi nào nên đi gửi trẻ? (23/10)
 Bài 5: Trò chơi ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ (23/10)
 Tại sao bé không thích học? (22/10)
 Những mốc phát triển cảm xúc của trẻ (22/10)
 Khi con có bạn ảo (22/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i