Tâm lý
   Khi nào nên đi gửi trẻ?
 
Mặc dù không muốn nhưng nhiều người mẹ vẫn phải gửi con đi nhà trẻ khi con chưa đầy 1 tuổi. Gửi con gần như là một xu thế bắt buộc, đến nỗi nhiều chuyên gia đã phải thốt lên rằng, trong lịch sử không có một thế hệ nào bỏ ra ít thời gian chăm sóc con cái như thế hệ của các bậc cha mẹ bây giờ.
Tất nhiên, nhà trẻ có những mặt tích cực của nó. Nơi đây cung cấp cho trẻ những thứ mà cha mẹ không thể cho con được, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng tốt, môi trường kích thích hoạt động vui chơi mang lại nhiều bạn bè. Trẻ được học các kỹ năng về giao tiếp, nhận thức và những trò chơi tập thể giúp phát triển óc sáng tạo, sự tự tin.

Đối với trẻ trên 3 tuổi, các trường mẫu giáo có chất lượng sẽ giúp trẻ hòa nhập vào môi trường phong phú của xã hội trẻ con, tách rời hẳn mối quan hệ hạn hẹp với cha mẹ. Chúng sẽ có một thế giới quan rộng lớn hơn, biết học cách chia sẻ và hợp tác với người khác.

Chốn an toàn thật sự tốt đẹp cho trẻ là trong vòng tay cha mẹ. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc các trẻ dưới 3 tuổi sớm bị tách khỏi sự chăm sóc của người mẹ sẽ chịu những tác hại nhất định, mặc dù đó là một loại ảnh hưởng về lâu dài và khó nhận ra. Các nhà tâm lý học cho rằng, trong 3 năm đầu tiên trẻ phát triển cả về mặt xúc cảm lẫn trí tuệ nhiều nhất trong suốt cuộc đời. Việc phải đi nhà trẻ vào lúc chưa đầy tuổi và ở đây từ 8 đến 9 tiếng một ngày, cho thấy về cơ bản đứa bé đã trải qua tuổi thơ của nó ở nơi này.

Cha mẹ có thể tìm ra những nhà trẻ đạt yêu cầu về phương pháp giáo dục và cơ sở vật chất, nhưng các nhu cầu như tình thương yêu thiết tha, sự săn sóc vô bờ thì đồng tiền không mua được. Tuổi thơ lớn lên ở nhà trẻ cũng khiến trẻ khó có được sự ổn định về tâm lý vì chúng phải “qua tay” hàng chục người khác chăm sóc. Trẻ phải sống trong một nơi lúc nào cũng ồn ào tiếng kêu khóc chí choé, chúng sẽ chẳng có khoảng riêng tư nào.

Vì vậy, trong trường hợp phải gửi con đi nhà trẻ sớm, cha mẹ nên cố gắng tìm được địa điểm phù hợp với khoảng cách chỗ ở, có phương pháp giáo dục và cơ sở vật chất tốt. Đồng thời, nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên trông trẻ, để có thể trao đổi thân tình những mối quan tâm lo lắng của mình mà không sợ giáo viên cảm thấy bị làm phiền.

Tuy nhiên, khi con bạn dưới 1 tuổi, xin chớ nghĩ đến việc gửi con mình cho bất cứ loại hình trông trẻ nào. Hãy sắp xếp công việc sao cho con có thể ở với mẹ cha trong suốt năm đầu. Chốn an toàn thật sự tốt đẹp cho trẻ là trong vòng tay cha mẹ, ông bà, dưới mái nhà của những người thương yêu chúng.

Lê Danh (Đại học Quốc gia TP HCM)
Theo Giadinh.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 5: Trò chơi ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ (23/10)
 Tại sao bé không thích học? (22/10)
 Những mốc phát triển cảm xúc của trẻ (22/10)
 Khi con có bạn ảo (22/10)
 Bài 4: Trò chơi Phân vai và sự hình thành tinh thần trách nhiệm của trẻ. (21/10)
 Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp (2-3 tuổi) (21/10)
 Dạy trẻ biết tự vệ sinh phòng (21/10)
 Bài học khi đi siêu thị (20/10)
 Luyện cho trẻ ngủ đúng giờ (20/10)
 Thắc mắc về quá trình học nói của bé (20/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i