Tâm lý
   Những mốc phát triển cảm xúc của trẻ
 
Nếu biết được những đặc điểm cơ bản trong quá trình phát triển cảm xúc của con, bạn sẽ có cách xử trí thích hợp trước những thay đổi trong thái độ cũng như ứng xử của bé.

6 tháng đầu đời_Mẹ là thế giới
Trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ từ người khác nhất là người mẹ. Nếu bạn làm tốt công việc xây dựng niềm tin bằng cách đáp ứng các nhu cầu của bé, bé sẽ hiểu rằng thế giới là một nơi an toàn và bé có thể tin cậy ở bạn.

Trẻ sơ sinh không ý thức được rằng sự vật vẫn tiếp tục tồn tại khi chúng không có mặt ở đó. Khi bạn đi khỏi và những biểu hiện như mùi, sự vuốt ve và giọng nói của bạn không còn, thì bé không nghĩ rằng bạn vẫn còn tồn tại.
Những cảm xúc cơ thể lấn át thế giới của bé. Khi bị đói, ướt hoặc lạnh, bé cảm thấy khó chịu và khóc. Khi bạn đến để thay tã cho bé và cho bé bú, bạn đã làm tan biến đi cảm giác khó chịu đó của bé.

Dần dần, bé đã biết cách liên kết giọng nói và mùi của bạn, và sau đó là gương mặt của bạn, với sự dễ chịu và thoải mái.

Ảnh sưu tầm

Từ 6 đến 12 tháng tuổi_ khái niệm về tính tồn tại của vật thể
Bé của bạn bắt đầu biết rằng một đồ vật tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy nó. Bé bắt đầu biết phân biệt bạn với cái giường, giữa bạn và ông bà, và sau đó là giữa bạn và người xa lạ. Lúc này bé bắt đầu đề phòng những người lạ xung quanh.

Bé trở nên rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Bạn là một phần của môi trường xung quanh này, nên tâm trạng, hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến bé.

Khi thói quen hằng ngày thay đổi, hoặc bạn vội vàng, bé có thể trở nên bực bội, cáu kỉnh, ngủ ít, hoặc cần bú nhiều hơn.

Thông thường bé sẽ phục hồi nhanh khi hết căng thẳng. Bé hiểu được ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và ngay cả giọng nói của bạn nữa.

12-36 tháng_ tuổi của sự tò mò và bướng bỉnh
Từ 12 tháng tuổi, con của bạn đã bắt đầu biết đi và dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Cả hai kỹ năng này đem lại sự kiểm soát và độc lập mới cho bé. An toàn vẫn luôn là vấn đề quan trọng, vì lúc này phạm vi hoạt động của bé đang mở rộng. Lúc này bé nghĩ bạn vẫn còn tồn tại cho dù ở ngoài tầm mắt của bé, nhưng bạn không nên vắng mặt quá lâu, vì bé cần được giám sát thường xuyên, để bé chắc chắn là bạn vẫn còn ở đó. Bé cũng đang phát triển tính tự quản-có thể làm việc một mình.

Thế giới đang rộng mở hàng ngày trước mắt bé, nhưng bé mới tập đi vẫn đang xem mình là trung tâm của thế giới. Đừng trông đợi việc bé chia sẻ đồ chơi-hoặc chia sẻ sự quan tâm của bạn với một bé khác.

Bạn cần bắt đầu định ra giới hạn cho những hành vi của bé mới tập đi, trong khi vẫn khích lệ sự khám phá và tính tự lập của bé. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bạn tiếp tục biểu lộ cho bé tình yêu vô điều kiện - chỉ vì bé là con người, chứ không phải là phần thưởng. Điều này duy trì lòng tin của bé trong khi bạn dạy cho bé hiểu những hành vi nào là có thể chấp nhận được. Bạn cũng thấy bé thường nói từ “không”và không chịu làm những việc mà bạn yêu cầu.
Đây là một giai đoạn phát triển bình thường của bé mới tập đi.

Trước tuổi đi mẫu giáo
Bắt đầu sang năm thứ ba, con của bạn phát triển tính sáng tạo và hiếu kỳ. Bé sẽ bắt chước những gì bé nhìn thấy và nghe nên sẽ thử những hành vi mới để xem cảm giác như thế nào và người khác phản ứng ra sao.

Bé bắt đầu nhận thấy rằng bé là một phần của mối quan hệ tay ba -với mẹ, bố và bé hoặc với cha mẹ, anh chị và bé, trong khi lúc nhỏ bé chỉ có quan hệ tay đôi - giữa mẹ và bé mà thôi.

Bé bắt đầu chơi bên cạnh những đứa trẻ khác nhưng không thích chơi chung với bạn. Bé bắt đầu chia sẻ đồ chơi và sự quan tâm của cha mẹ. Thời gian đã có ý nghĩa đối với bé, vì vậy bé đã bắt đầu biết chờ cho đến khi những nhu cầu được đáp ứng.

Bé sẽ bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi, đôi khi đây là cách để thu hút sự chú ý hơn là được trả lời. Bạn hãy cho bé lời giải đáp lẫn sự quan tâm mà bạn có thể dành cho bé. Bé có vẻ rất độc lập trong thời gian này, nhưng bạn vẫn rất quan trọng đối với bé. Bạn đem lại sự an toàn về cảm xúc mà bé cần để mạo hiểm trong sáng tạo và hiếu kỳ.
Trong ba năm đầu đời, bé đã học “đi” về mặt cảm xúc - và sau đó bắt đầu đi về mặt vận động.

BS Phạm Ngọc Thanh
BV Nhi đồng 1
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi con có bạn ảo (22/10)
 Bài 4: Trò chơi Phân vai và sự hình thành tinh thần trách nhiệm của trẻ. (21/10)
 Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp (2-3 tuổi) (21/10)
 Dạy trẻ biết tự vệ sinh phòng (21/10)
 Bài học khi đi siêu thị (20/10)
 Luyện cho trẻ ngủ đúng giờ (20/10)
 Thắc mắc về quá trình học nói của bé (20/10)
 Bài 3: Trò chơi phân vai và sự phát triển của tưởng tượng. (17/10)
 Giúp bé cảm nhận niềm vui (17/10)
 Cùng con học tiếng Anh (17/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i