Xã hội
   Thiếu chiến lược đầu tư dinh dưỡng cho trẻ
 
Một thực tế khá rõ ràng là chiều cao của học sinh VN đang thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trẻ trai 15 tuổi cao trung bình khoảng 155,5cm và trẻ gái là 151,0cm trong khi tiêu chuẩn của WHO là 169,0cm và 161,8cm.

Đây chính là hậu quả của việc thiếu một chiến lược đầu tư dinh dưỡng cho tuổi trẻ học đường để cải thiện giống nòi vẫn bị coi là "thấp bé, nhẹ cân".

Lời cảnh báo từ các kết quả nghiên cứu
Trẻ em ở lứa tuổi từ 6-11 (lứa tuổi tiểu học) có tới 20% số trẻ có cân nặng và chiều cao thấp so với tiêu chuẩn. Trẻ gái thiếu năng lượng do khẩu phần chưa đáp ứng nhu cầu của cơ thể để phát triển. Nguy cơ thiếu các vi chất ở trẻ lứa tuổi học đường có khoảng 20% là thiếu máu, thiếu sắt. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 6-14 tuổi đang chiếm khoảng 32%. Đây là những kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng công bố gần đây. Từ kết quả này, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến cáo rất đáng ngại, những công dân tương lai của đất nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thấp bé, nhẹ cân. Những bà mẹ tương lai đang trong tình trạng thiếu vi chất sẽ lại sinh ra một thế hệ mới cũng có thể lực và sức khoẻ kém...

Theo đánh giá của TS Lê Thị Hợp - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, một trong các nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém ở trẻ học đường là do chế độ ăn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Bữa ăn của trẻ hiện chủ yếu phụ thuộc vào bữa ăn gia đình, có gì ăn nấy, mà không hề có chế độ riêng. Tại các thành phố lớn, trẻ thường đi học bán trú, bữa trưa tại trường lại không đủ dinh dưỡng... Lứa tuổi học đường, đặc biệt ở ngưỡng tuổi dậy thì và tiền dậy thì, là giai đoạn quan trọng cho phát triển. Lứa tuổi này có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt vì tốc độ lớn rất nhanh của cơ thể cả về khối nạc, khối mỡ, nhu cầu phát triển xương... Thời điểm này chính là "cơ hội vàng" để vượt qua ngưỡng "thấp bé, nhẹ cân" đã đeo bám người VN nhiều năm qua. Nhưng các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, rất nhiều trẻ em VN ở lứa tuổi phát triển đã không có được cơ hội đó mà vẫn ở trong tình trạng không được cung cấp đủ dinh dưỡng vẫn bị thiếu hụt canxi, sắt, vitamin B1,B2,A,C...

Chỉ cần 2 hộp sữa mỗi ngày
Chỉ trong 6 tháng, học sinh (HS) của 3 trường THCS của tỉnh Bắc Ninh, ngoài khẩu phần ăn tại gia đình được uống hai hộp sữa nước "Cô gái Hà Lan" với mức năng lượng 300kcal/người/ngày. Kết quả rất bất ngờ, mức tăng cân trung bình của những HS được uống sữa là 1,5-1,6kg/HS, chiều cao tăng 3,6cm/HS. Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm 10-13% ở thể nhẹ cân, 9,4-9,8% ở thể thấp còi, 1,3-4,6% ở thể gầy còm. Đây là một gợi ý rất đáng kể để nâng cao thể trạng của trẻ em VN. Nhưng đáng tiếc là, VN chưa có một chiến lược đầu tư cho dinh dưỡng học đường. Trong khi các nước như Nhật Bản đã quyết tâm cải tạo giống nòi ngay sau khi thoát khỏi chiến tranh chỉ bằng cách mỗi ngày trẻ phải uống 1 cốc sữa tại trường học. Nhờ đó, chiều cao trung bình của người Nhật hiện đã cao hơn người VN 10cm.

GS Từ Giấy - chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng - cho rằng, nền giáo dục VN mới chỉ quan tâm đến việc dạy dỗ kiến thức mà chưa quan tâm đến dinh dưỡng học đường. Trẻ có trí thông minh bẩm sinh, có khả năng tư duy tốt chỉ mới là một phần, điều kiện khác cần hỗ trợ cho trẻ chính là sức khoẻ tốt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ năng lượng và vi chất cần thiết. Bữa ăn học đường phải trở thành mối quan tâm của cả xã hội và cần sự đầu tư của Nhà nước. Hiện nay, ngành y tế đang có chương trình nhỏ lẻ như bổ sung viên sắt, viatminA cho trẻ em gái và phụ nữ và một vài dự án cung cấp bữa ăn dinh dưỡng, gồm sữa đậu nành và bánh quy dinh dưỡng cho HS của hơn 10 tỉnh... Song tất cả đều trông chờ vào nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hội Chữ thập Đỏ Mỹ... Đến khi các tổ chức này ngừng tài trợ cũng có nghĩa là các hoạt động đó cũng chấm hết. Vì sao ngành y tế không xây dựng một chiến lược quốc gia về dinh dưỡng học đường do Nhà nước "bao cấp" để duy trì bữa ăn học đường có tính lâu dài? Nếu ngay bây giờ, không đầu tư cho con người, thì mãi về sau các thế hệ người VN vẫn không thể ngang bằng với các nước khác.

11 nghiên cứu thử nghiệm về hiệu quả của bổ sung sắt đối với phát triển trí lực và kết quả học tập của HS bị thiếu máu, thiếu sắt tại một số nước Âận Độ, Thái Lan, Indonesia, Hoa Kỳ... cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến khả năng học tập và kết quả của các test trí lực. Những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thường có điểm IQ thấp hơn những trẻ không bị thiếu máu.

Theo Lao Động
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuyên truyền Luật Giao thông trong trường học (2/10)
 Bữa ăn trong nhà trường thời melamine (1/10)
 Hậu “sữa độc” Trung Quốc: Phụ huynh hoang mang đưa con đi khám (1/10)
 Trường học hòa nhập thân thiện (1/10)
 Bao giờ trường mới ra trường? (1/10)
 Bữa ăn học sinh không đủ no (30/9)
 Những ngôi trường trên giấy: Bao giờ thành hiện thực? (30/9)
 Danh sách các mẫu sữa xác định không có melamine (30/9)
 Sinh bé thứ 2: Nỗi lo của nhiều gia đình (30/9)
 Học trái tuyến phải nộp từ 1-2 triệu đồng (30/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i