Xã hội
   Trường học hòa nhập thân thiện
 
Từ rất lâu, ngành GD và ÐT đã có chủ trương xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật (có sự phối hợp, đầu tư và giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế), nhưng thực chất ngành mới "chạm" tới một bộ phận trẻ bị khuyết tật lứa tuổi tiểu học, mầm non.

Hòa nhập và thân thiện...
Tổ chức Y tế Thế giới đã từng xếp loại có bảy dạng trẻ khuyết tật, nhưng dựa trên quan niệm nhìn nhận về vấn đề chức năng, ngành GD và ÐT tạm chia thành ba loại: loại trẻ khiếm khuyết cấu trúc; loại trẻ khiếm khuyết chức năng và loại do yếu tố môi trường dẫn đến sự hạn chế của trẻ tham gia vào hoạt động xã hội (như trẻ cận thị).

Từ rất lâu, ngành GD và ÐT đã có chủ trương xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật (có sự phối hợp, đầu tư và giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế), nhưng thực chất ngành mới "chạm" tới một bộ phận trẻ bị khuyết tật lứa tuổi tiểu học, mầm non.

Mười năm qua số trẻ hòa nhập tiểu học cần được học tiếp lên cấp THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em không có được cả sự chuẩn bị về môi trường lẫn quản lý và định hướng từ phía ngành. Thực tiễn ấy, khiến ngành GD và ÐT phải tiếp tục "vào cuộc" với sự phối hợp của tổ chức CRS (Tổ chức phi chính phủ cứu trợ và phát triển ở nhiều lĩnh vực: giáo dục, HIV...).

Mô hình thí điểm giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật THCS ra đời. Ðối tượng giáo dục hòa nhập của đề án này tập trung vào loại trẻ khuyết tật theo tiêu chí nhất định, đó là trẻ khiếm thị, khiếm thính, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, vận động, chậm phát triển trí tuệ và nhóm trẻ đa khuyết tật. Và khi có chủ trương "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", đề án còn mở rộng đối tượng tới những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Thông qua giáo dục hòa nhập, trẻ em khuyết tật không chỉ được tiếp nhận phương pháp, môi trường giáo dục, tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân, giảm bớt thiệt thòi, mà chính các em cũng góp phần tác động, làm thay đổi môi trường giáo dục xã hội theo hướng tích cực; góp phần tạo một không khí trong nhà trường thông qua sự giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng, giữa trẻ khuyết tật với trẻ bình thường, giữa trẻ khuyết tật với nhau và với cộng đồng, giữa thầy và trò, giữa trò và trò.

Với ý nghĩa đó, hai tỉnh Ninh Bình (chọn năm trường THCS, mỗi trường có quy mô trên dưới 20 lớp thuộc ba huyện Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn), và Quảng Nam (toàn huyện Hiệp Ðức - một huyện miền núi bán sơn địa) được chọn triển khai thí điểm.

Chuẩn bị cho việc triển khai, đề án đã tổ chức tập huấn cho nhiều đối tượng: giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ xã, y tế, phụ nữ... tìm hiểu các dạng khuyết tật của trẻ. Ðề án còn bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ cách hướng dẫn con em họ về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, tạo ra những nhóm bạn bè thân thiện, giúp đỡ nhau, chia sẻ với nhau trong đời sống chung ở nhà trường.

Ðặc biệt, mỗi trường triển khai thí điểm dự án được trang bị một phòng hỗ trợ đặc biệt. Phòng hỗ trợ đặc biệt này chính là trọng tâm nghiên cứu của đề án. Chức năng của phòng hỗ trợ đặc biệt vừa đa dạng, vừa mềm dẻo linh hoạt phù hợp với yêu cầu giáo dục hòa nhập và thân thiện cấp THCS.

Các phòng đều có các thiết bị bàn ghế, tư liệu sách vở, bảng kế hoạch hoạt động thường xuyên của các nhóm cộng đồng từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh khuyết tật, nhóm các bậc cha mẹ, v.v. Ðặc biệt, là xây dựng kế hoạch lôi cuốn học sinh khuyết tật đến trường học hòa nhập có kế hoạch vận động học sinh đi học đều, học chăm và tăng cường khả năng giao tiếp, từng bước phát triển các kỹ năng hoạt động trong tập thể, cộng đồng.

Môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ khuyết tật hòa nhập cũng đòi hỏi và đặt ra những điều kiện phù hợp với đối tượng. Ðó là môi trường học đường phải vệ sinh, có cây xanh - sạch - đẹp, có đường cho xe lăn lên xuống, có lớp học thân thiện, quan hệ thầy trò thân thiện, thân ái.

Với sự nỗ lực của các cán bộ tham gia đề án, của giáo viên, học sinh các trường triển khai thí điểm thực nghiệm, kết quả tại các điểm trường ở Ninh Bình, Quảng Nam học sinh THCS có hoàn cảnh khó khăn, bị khuyết tật đến trường đều đặn hơn. Các em được giúp đỡ khó khăn về vật chất, tinh thần, được quan tâm chăm sóc sức khỏe thông qua định kỳ khám sức khỏe y tế và bớt đi tâm lý mặc cảm, sống hồn nhiên, tự nhiên hơn. Hoạt động giáo dục hòa nhập lại gắn với chủ trương xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đã góp phần tạo nên một môi trường, một không khí giáo dục, dạy và học chuyên cần, thân ái giữa trò và trò, giữa trò với thầy, với cộng đồng.

Còn không ít khó khăn
Mô hình trường học hòa nhập thân thiện mới đi được những bước đầu tiên. Dù mục đích nhân văn và ý nghĩa giáo dục rất tích cực, mô hình này cũng đã cho thấy có không ít khó khăn còn ở phía trước, thách thức sự thành công của đề án từ ý tưởng đến hiện thực. Vì mô hình giáo dục này còn quá mới mẻ, không chỉ với nước ta, mà ngay cả với quốc tế bởi giáo dục hòa nhập cho học sinh cấp THCS, một cấp độ tuổi vừa phát triển tâm, sinh lý, vừa là cấp học có nhiều phân môn (16 đến 17 môn). Ðặc điểm cấp học đó kéo theo đội ngũ giáo viên ít nhất cũng phải 16 đến 17 người. Làm sao tất cả số giáo viên này đều nắm được phương pháp giáo dục hòa nhập? Trong lúc, chuyên gia đầu tư cho giáo dục đặc biệt (giáo dục hòa nhập) vốn đã ít, lại càng ít, nếu đó là giáo dục hòa nhập cho học sinh THCS.

Một thực tiễn khác, chương trình, sách giáo khoa cấp THCS đối với học sinh bình thường còn bị kêu là quá tải nên sẽ càng quá tải đối với học sinh khuyết tật. Trong thực tế, ở những lớp học hòa nhập cấp THCS, sự đánh giá khả năng học của các em là phải điều chỉnh nhiều, theo hướng các em học đến đâu, tiếp thu được đến đâu thì công nhận kết quả đến đó.

Như vậy trong thực tế với đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập cũng rất cần một loại chương trình biên soạn với các kỹ năng xã hội phù hợp, giúp các em khi ra trường có những năng lực tối thiểu và nhất định, có thể bước vào hòa nhập với cuộc sống, mà không có tâm lý mặc cảm, tự ti. Ngay cả loại hình giáo viên dạy giáo dục hòa nhập, trong tương lai gần, ngành GD và ÐT cũng nên định hướng, có kế hoạch đào tạo bài bản về phương pháp giáo dục đặc biệt loại hình giáo viên này.

Số học sinh khuyết tật học hòa nhập, mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số trẻ khuyết tật. Thực tiễn đó đặt ra cho ngành GD và ÐT phải có kế hoạch xây dựng và phát triển ngành giáo dục đặc biệt (chuyên biệt, hòa nhập) cho trẻ khuyết tật, tạo khả năng sống hòa nhập cộng đồng, cũng là đem lại niềm vui cho các gia đình không may, và nhất là động viên những số phận bất hạnh biết chấp nhận và thích ứng với hoàn cảnh bằng năng lực hoạt động và kỹ năng sống với cộng đồng.

Theo Nhân Dân
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bao giờ trường mới ra trường? (1/10)
 Bữa ăn học sinh không đủ no (30/9)
 Những ngôi trường trên giấy: Bao giờ thành hiện thực? (30/9)
 Danh sách các mẫu sữa xác định không có melamine (30/9)
 Sinh bé thứ 2: Nỗi lo của nhiều gia đình (30/9)
 Học trái tuyến phải nộp từ 1-2 triệu đồng (30/9)
 Hà Tĩnh: 28 trẻ mầm non nhập viện vì ngộ độc thức ăn (29/9)
 Con tôi đã uống sữa hay chất độc? (29/9)
 Dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm melamine (29/9)
 Kỷ luật tiểu học 'gớm' hơn trại lính (29/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i