Xã hội
   Tuyên truyền Luật Giao thông trong trường học
 
Nhận thức tầm quan trọng trong công tác giáo dục, tuyên truyền Luật Giao thông tới học sinh để phòng ngừa và kiềm chế TNGT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp học từ mẫu giáo đến đại học triển khai công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên. Vào đầu năm học, các Sở Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện công tác này. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học ATGT của các trường hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn...

Nhà trường đối mặt với nhiều cái “vướng”

Những vi phạm kiểu này cần phải bị xử lý nghiêm

Trong những năm qua, thực hiện việc xã hội hóa trong công tác tuyên truyền giáo dục Luật Giao thông tới học sinh, hệ thống các trường từ tiểu học đến THPT đã có nhiều cố gắng. Nhiều tiết học về giáo dục Luật Giao thông được lồng ghép vào trong tiết giáo dục công dân, những giờ ngoại khóa.

Do vậy hiệu quả đạt được trong công tác này vẫn chưa thật sự cao. Hầu hết vào đầu năm học và cũng là tháng 9, Tháng An toàn giao thông, các trường đều tổ chức một buổi ngoại khóa tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông tới học sinh trong toàn trường.

Tuy nhiên theo ý kiến của đông đảo học sinh và các thầy cô giáo, số tiết học cũng như hoạt động tuyên truyền Luật Giao thông hiện nay là quá ít. Điều đó đã dẫn tới việc phổ biến kiến thức về Luật Giao thông nhiều nơi còn “chớt chát”, làm lấy lệ và chẳng khác nào “cưỡi ngựa xem hoa”.

Đội mũ bảo hiểm chính là một biện pháp đảm bảo an toàn cho con trẻ

Một thực tế nhận thấy hiện nay rằng, nhà trường và học sinh đang phải “cõng” trên lưng một áp lực nặng nề trong vấn đề giảng dạy và học tập. Nhà trường chạy đua với thời gian sao cho việc giảng dạy hoàn thành với thời lượng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung chương trình học. Đã có nhiều ý kiến nên tăng thời lượng giảng dạy Luật Giao thông cho học sinh.

Tuy nhiên, nếu tăng số tiết giảng dạy pháp luật ATGT nhiều hơn là rất khó vì chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cho các trường hiện nay đã kín. Hơn nữa do gánh nặng thi cử, học sinh chỉ chăm chú học các môn văn hóa, nhất là các môn theo khối thi đại học. Đây thực sự là vấn đề rất khó giải quyết.

Trao đổi với phóng viên, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên cho biết: Trong những năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm.

Mặc dù thời lượng 2 tiết vào đầu năm học dành cho tất cả các khối là quá ít, nhưng nhờ cải tiến phương pháp giảng dạy và kết hợp với những hoạt động ngoại khóa nên đã thu hút được học sinh tham gia học tập và tìm hiểu về Luật ATGT. Những hình thức như thi vẽ tranh, đóng kịch về đề tài ATGT được nhà trường phát động thường xuyên.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng việc học Luật Giao thông rất nhàm chán. Em Hoàng Diệu Linh - học sinh lớp 11 trường THPT Thăng Long nhận xét: Thay vì những tài liệu cũ, nhà trường nên chiếu phim, băng đĩa về những tình huống giao thông cụ thể, có như vậy mới tạo ra hứng thú cho học sinh khi học môn này, còn số lượng tiết học như vậy là đủ. Nếu có tăng thêm số tiết thì chúng em cũng không biết học vào thời gian nào. Vì ngoài giờ học trên lớp, chúng em còn phải học thêm rất nhiều môn khác.

Mặc dù vậy cũng theo cô Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên, nhà trường không thể gánh hết trách nhiệm quản lý học sinh thay cho các bậc phụ huynh được. Các thầy cô giáo cũng chỉ có thể quản lý học sinh trong phạm vi của trường, khi học sinh đến trường học tập, còn ngoài giờ học thì không thể biết và quản lý được học sinh đi đâu, làm gì. Việc học sinh đi xe máy đến trường nhưng lại gửi ở các bãi trông giữ xe ngoài cổng trường cũng là một trong những nguyên nhân rất khó để có thể kiểm soát được học sinh.

Ngay từ nhỏ, cần phải tạo cho học sinh ý thức chấp hành Luật Giao thông

Chìa khóa chính là… ý thức
Để giáo dục học sinh chấp hành Luật Giao thông không gì hiệu quả hơn ngoài công tác tuyên truyền. Mục đích cốt lõi của công tác tuyên truyền chính là nhằm nâng cao ý thức cho học sinh. Hiện nay, theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các trường THPT đều nghiêm cấm học sinh đi xe máy tới trường. Nhiều nơi đã tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông giữa nhà trường - học sinh và gia đình.

Các trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông tùy theo mức nặng, nhẹ đều bị nhà trường xử lý. Nhẹ thì cảnh cáo trước toàn trường và viết bản kiểm điểm có chữ ký của phụ huynh, nặng thì buộc thôi học. Tài liệu phổ biến về pháp luật ATGT do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định được đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường.

Ngoài tiết học chính vào đầu năm dành cho tất cả các khối lớp, nhà trường còn tổ chức những hình thức sinh hoạt ngoại khóa như: Câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có câu lạc bộ về ATGT. Đây là một hình thức rất mới cần được nhân rộng không chỉ trong các trường THPT mà cả các trường đại học.

Những câu lạc bộ này là nơi tập hợp các học sinh vào các hoạt động ngoại khóa bổ ích đồng thời tránh để các em đam mê những trò chơi vô bổ hay vướng vào những tệ nạn xã hội. Tùy theo đặc điểm và điều kiện, các trường phổ thông đều có những hoạt động và các biện pháp khác nhau nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào việc học và tìm hiểu về pháp luật ATGT.

Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng vô cùng quan trọng. Ông Nguyễn Quang Đông Thành - Phó Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nêu ý kiến: “Học sinh không thể có xe máy để đi nếu như phụ huynh không mua cho con. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng cho con đi xe máy đến trường là thương con đỡ vất vả, nhưng không hiểu rằng việc làm của mình vô hình trung đã đẩy con em mình vi phạm Luật Giao thông.

Tất cả những giải pháp như tăng số tiết giảng dạy Luật Giao thông... cũng sẽ không thật sự hiệu quả nếu như không có sự phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - các đơn vị chức năng khác… trong việc quản lý, giáo dục học sinh chấp hành nghiêm Luật Giao thông”.

Theo ANTD
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bữa ăn trong nhà trường thời melamine (1/10)
 Hậu “sữa độc” Trung Quốc: Phụ huynh hoang mang đưa con đi khám (1/10)
 Trường học hòa nhập thân thiện (1/10)
 Bao giờ trường mới ra trường? (1/10)
 Bữa ăn học sinh không đủ no (30/9)
 Những ngôi trường trên giấy: Bao giờ thành hiện thực? (30/9)
 Danh sách các mẫu sữa xác định không có melamine (30/9)
 Sinh bé thứ 2: Nỗi lo của nhiều gia đình (30/9)
 Học trái tuyến phải nộp từ 1-2 triệu đồng (30/9)
 Hà Tĩnh: 28 trẻ mầm non nhập viện vì ngộ độc thức ăn (29/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i