Tâm lý
   Giúp con vui học lớp 1
 
Cái khó lớn nhất các bé gặp phải khi bước vào lớp 1 không phải là học vần, làm tính mà chính là việc tuân thủ nề nếp, phải dậy sớm, đi học đúng giờ, làm bài tập về nhà.. và đặc biệt là tập viết.

Không ít bé và các bậc phụ huynh đang phải đối mặt với những lo âu, thách thức trước của ải lớp một. Những tư vấn dưới đây của tiến sĩ Nguyễn Công Khanh - chuyên gia tâm lý trẻ em.

Lý do các bé hay sợ đi học khi vào lớp 1
Bé rời lớp mẫu giáo vào lớp 1 là quá trình chuyển giai đoạn từ hoạt động chơi là chủ đạo sang hoạt động học là chính. Lúc này, bé phải đối diện với nhiều khó khăn trong một môi trường hoàn toàn mới mẻ.


Ở mẫu giáo, các hoạt động học thường được tổ chức thông qua trò chơi làm các bé nảy sinh cảm xúc, hứng thú. Hơn nữa việc học được thiết kế ẩn trong trò chơi và không đặt nặng mục đích kết quả nên việc học trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả.

Còn lớp 1 là một môi trường học tập khác hẳn. Bé sẽ được cô giáo rèn vào nếp, phải tuân thủ kỷ luật học tập, ngồi yên trong một tư thế gò bó, khó chịu ít nhất là 30-35 phút. Ngoài ra, bé còn phải thực hiện các yêu cầu khác như học bài, làm bài tập... mà điều quan trọng là phải đạt kết quả.

Thường những tuần đầu tiên, bé rất háo hức đến trường vì thay đổi không khí, trường đẹp, cô giáo mới, được ăn mặc đẹp... Nhưng sau đó bé bắt đầu cảm thấy khó khăn. Cái khó lớn nhất chính là việc tuân thủ các nề nếp học tập. Đó là bé sẽ phải dậy sớm, đi học đúng giờ, làm bài tập về nhà, chuẩn bị sách vở, đồ dùng cho buổi học sau, phải lắng nghe cô dặn dò, thuộc nội quy của lớp học..., đặc biệt là quá trình tập viết.

Khó khăn này thường kéo dài, có khi suốt cả học kỳ I. Những lời nhận xét không tốt của cô giáo (viết ẩu, chữ xấu, cẩu thả, viết lại…) và những điểm kém cho các bài tập viết làm cho bé buồn chán, lo sợ và dễ mất tự tin .

Giáo viên thì luôn muốn bé nhanh chóng viết được, thực hiện đúng nề nếp nên hay gò ép, nhất là bắt bé theo phong trào vở sạch, chữ đẹp. Còn bé thì mới tập mọi thứ nên cách cầm bút còn sai, cách ngồi còn chưa đúng. Do đó bé cảm thấy việc học ở trường thường nặng nề. Nếu tâm lý này không được kịp thời giải toả, bé sẽ rơi vào khủng hoảng và sợ học.

Cha mẹ cần làm gì nếu con trẻ gặp khó khăn, có biểu hiện sợ học?

Bố mẹ cần trao đổi với cô giáo của con khi thấy bé có biểu hiện mỗi buổi sáng không thích thú đến trường, sợ học. Thường bé sợ học vì không nhận được lời động viên, khuyến khích kịp thời từ cô, từ bố mẹ và cảm thấy môi trường học xa lạ, khó hòa nhập, không có bạn…

Hơn nữa, về nhà bé phải làm quá nhiều bài tập viết, dù cô chỉ giao mỗi ngày 1 trang. Thật ra, với người lớn chỉ mất vài phút để viết 2 trang trong 2 ngày nghỉ nhưng với bé là cả một vấn đề. Nhiều phụ huynh phàn nàn con không tập trung (hết nghịch tẩy rồi gọt bút…), viết được 1 trang mất vài tiếng đồng hồ mà không hiểu đây thực sự là công việc không hứng thú, bé không được chơi tự do thoải mái như ở mẫu giáo.

Nhiều bé khóc mếu vì không hoàn thành bài tập, sợ cô mắng không dám đi học, thế là mẹ phải viết hộ. Ở lớp, bé viết xấu, tẩy xoá bị cô phạt, thậm chí đánh vào tay… cứ như vậy nên mỗi khi nghĩ đến việc viết bài bé bắt đầu thấy sợ. Đã vậy, cô giáo chấm điểm kém và nhận xét rất nghiêm khắc… làm bé rất thất vọng, không còn tin mình có khả năng.

Để giúp bé, giáo viên và cha mẹ không nên chê bai bé, tránh cho bé điểm kém, đặc biệt là với môn tập viết. Giáo viên không nên nhận xét âm tính nhiều quá như con viết ẩu, viết láu, lười... vì như vậy chỉ càng khiến các em thiếu tự tin, không hứng thú học tập.

Bố mẹ cũng không nên quá kỳ vọng về điểm số của con, đặc biệt là điểm tập viết. Không nên tỏ ra thất vọng, mắng bé hay lo sợ vì bé viết chưa đẹp. Quá trình tập viết diễn ra lâu dài. Những tuần đầu, tháng đầu, các em học vẽ chữ, tô chữ nên viết chưa đúng, chưa đẹp là bình thường.

Nhà trường không buộc giáo viên và học sinh kỳ đầu lớp 1 phải tuân thủ các yêu cầu vở sạch chữ đẹp vì điều này thực sự làm hại bé hơn là có lợi. Cả cô giáo, cha mẹ không vì lo rèn nề nếp mà gò bé để rồi làm thui chột sự phát triển. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, khi bé vui vẻ, thoải mái, hiệu quả học tốt hơn nhiều lần. Trường học tốt là khi làm cho bé luôn cảm nhận mỗi ngày đến lớp thực sự vui như một ngày hội.

Theo VnExpress

Giúp bé vui học Toán
Với bé, chuyện tính toán và suy nghĩ tư duy có vẻ rất khó. Ngay từ những năm đầu đời, bạn hãy tạo cho bé hứng thú để học dễ dàng với môn Toán.

Học đếm bằng những thứ thân thuộc
Thường bé hay học đếm và tính toán bằng số ngón tay hay que tính... Bạn hãy thay thế bằng những chiếc kẹo, cái bánh hay hoa quả chẳng hạn sẽ làm cho bé hứng thú hơn vì nó gần gũi.

Sử dụng đồng xu, tiền giấy
Lúc tính toán về tiền tệ, bạn có thể dùng tiền thật để cho bé dễ phân biệt. Những đồng tiền giấy có số và hình ảnh giúp bé dễ tưởng tượng hơn và thích thú những đồng tiền được sử dụng trong cuộc sống thực.

Gắn liền với sở thích của bé
Bạn nên tạo cho bé điều kiện tiếp cận môn Toán thông qua những thứ mà bé thích. Chẳng hạn, nếu bé thích ăn cái gì đó, bạn hãy mua cho bé những thứ đó, cho bé học đếm bằng những đồ ăn này, sau đó thưởng cho bé bằng chính những đồ mà bé vừa dùng để học. Hoặc mua cho bé những loại đồ chơi xếp hình, khi xếp một khối hình cần bao nhiêu miếng ghép, nếu bỏ đi hoặc thêm vào sẽ thế nào...Từ đó giúp bé học toán nhanh hơn.

Tưởng tượng ra tình huống để bé giải
Gắn tên của bé với những bài toán đó, hoặc gắn tên các bạn bè của bé vào cùng tình huống để giúp bé hình dung ra cụ thể, từ đó tìm ra hướng giải. Ví dụ: “Con có 2 quả bóng, bạn Hùng cho con thêm 3 quả. Vậy con có tất cả bao nhiêu quả?”.

Minh họa đơn vị đo
Bé sẽ không thể hiểu cm, mm, hay mm là cái gì...bạn hãy dùng những viên gạnh hoa trong nhà để dạy bé. 1 viên gạch là 1cm, sau đó mười viên gạch là 1 dm...Một lít là thế nào, hãy dùng ngay 1 chai nước có dung tích 1 lít để minh họa cho bé.

Những trò chơi
Những trò chơi đếm người hay những game trên máy vi tính cũng là một cách sinh động giúp bé học Toán tốt hơn. Bao giờ những bài học có cả âm thanh hình ảnh và bé là người được tham gia, bé sẽ tiếp thu nhanh và tốt hơn.

Theo Afamily
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những tật xấu của bé - cách chữa trị (24/9)
 Giúp bé vượt qua khủng hoảng tâm lý (24/9)
 Trẻ đổi tính, đổi nết (24/9)
 Cách bồi dưỡng trí năng cho trẻ tiểu học (23/9)
 Làm gì khi con đánh lộn? (23/9)
 Giúp bé ham vận động (23/9)
 10 cách làm gương cho bé (22/9)
 Bí quyết giúp con vượt qua cửa ải lớp 1 (22/9)
 Giúp bé bớt 'sợ ma' (22/9)
 Dạy con qua những điều gần gũi (20/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i