Xã hội
   Dự báo bệnh trẻ em tháng 9 năm 2008
 
Mỗi khi có sự thay đổi về thời tiết, trẻ em thường dễ bị ho, sổ mũi. Khi chăm sóc các cháu này, phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cho trẻ, và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trong tháng 8 có 130.191 lượt bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Theo tình hình diễn biến bệnh hàng năm, bệnh sốt xuất huyết sẽ còn duy trì ở mức cao; vẫn phải tiếp tục lưu ý bệnh tay chân miệng; nhóm bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi sẽ vẫn còn cao trong tháng 9. Nhằm cung cấp thêm thông tin về cách phòng ngừa và chăm sóc các bệnh nhi mắc bệnh về đường hô hấp, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1:

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ bị ho, sổ mũi ?
Trả lời: Mỗi khi có sự thay đổi về thời tiết, trẻ em thường dễ bị ho, sổ mũi. Khi chăm sóc các cháu này, phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cho trẻ, và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Phụ huynh có thể cho các cháu uống thêm các loại thuốc ho an toàn như rau tần dày lá, tắc chưng đường và làm thông thoáng mũi bằng bấc sâu kèn, hoặc bằng cách dụng cụ hút mũi có bán tại các nhà thuốc. Lưu ý không nên ngoáy mũi trẻ bằng tăm bông vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần nhưng cần phải theo dõi các dấu hiệu trở nặng. Khi thấy các cháu có một trong những dấu hiệu sau thì đưa đến bệnh viện ngay: (1) Sốt cao; (2) Bỏ ăn uống; (3) Thở bất thường.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp ?
Trả lời:
Có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Trong đó, nhóm vi rút chiếm tỷ lệ cao. Điển hình trong nhóm này là vi rút hô hấp hợp bào hô hấp (RSV) - tác nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp, viêm phổi) thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi là phế cầu khuẩn (Streptococus pneumonia), Hemophilus influenza típ b và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Hiện tại, chúng ta chỉ có các vắc xin phòng bệnh do Hemophilius influenza típ b và phế cầu khuẩn; các tác nhân khác chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, phụ huynh cần cho các cháu tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, phải tăng cường sức đề kháng của các cháu bằng cách cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm trẻ mỗi khi trời trở lạnh.

Cám ơn bác sĩ

( Theo nhidong.org.vn )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuyện vui đặt nick name cho con (8/9)
 Trẻ em Việt Nam và quyền được uống sữa (8/9)
 Đà Lạt: Vụ “Một học sinh mầm non tử vong do kẹt thang máy” (8/9)
 Các nước ở mức trung bình: Inđônêxia, Philíppin và Việt Nam (8/9)
 Hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tăng thêm cơ hội được sống của trẻ (8/9)
 Sự chênh lệch cản trở bước tiến của Việt Nam trên con đường bảo vệ sự sống còn của trẻ em (8/9)
 Báo cáo Tình hình Trẻ em khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2008 (8/9)
 Mầm Non khai giảng (5/9)
 Giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số: Cần được chú trọng từ "gốc" (5/9)
 Bé khỏe hơn nhờ đi nhà trẻ (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i