Có em bé sẽ vui nhà vui cửa, bạn cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao khi được làm cha mẹ. Nhưng cùng với niềm vui, nỗi lo vì con cũng lớn dần theo năm tháng.
Khủng hoảng tâm lý giai đoạn đầu
“Có con không làm cuộc sống của tôi xáo trộn” - bạn tự an ủi mình như vậy. Nhưng thử nhìn lại xem, khi cuộc sống ngoài kia vẫn đang vô cùng tươi đẹp thì chế độ ăn ngủ của bạn, những thú vui của bạn, không gian sống, thời gian rảnh rỗi, các quyết định riêng tư của bạn đảo lộn hết. Sẽ có lúc bạn phải tự hỏi: “Tôi vừa rơi vào hoàn cảnh nào thế này?”.
Niềm hạnh phúc khi sắp được làm cha mẹ khiến ông bố bà mẹ nào cũng vui mừng
Mất ngủ
Trong vài tháng đầu của em bé, bố mẹ phải thường xuyên thức dậy buổi đêm để thay tã, cho bé bú bình, thậm chí bế bé đi rong khắp nhà để bé chịu vào giấc ngủ (có khi đêm của bé chỉ bắt đầu khi đã 5 giờ sáng).
Nếu mẹ có đủ sữa cho bé ti, bạn sẽ đỡ vất vả hơn. Nhưng tiếng khóc của bé vẫn có thể ảnh hưởng đến bố và khi cả hai bố mẹ đều mệt mỏi, cuộc sống sẽ ảnh hưởng. Hiệu quả công việc, hiệu quả việc nhà đều giảm, đặc biệt giao tiếp xã hội của bạn có thể gặp khó khăn vì bạn hình như không được thân thiện như xưa nữa.
Nỗi khiếp đảm của tã
Bé sẽ tè và bĩnh bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, trên ghế, vào áo quần bạn, thậm chí dính cả dưới kẽ tay. Giặt quần dây bẩn của bé sẽ là công việc rất vất vả đấy.
Nhưng tất cả đều không lường trước được những khó khăn sau khi có em bé
Bối rối trước đám đông
Bạn luôn ở bên nâng đỡ con trong khó khăn cũng như khi thuận lợi. Nhưng không tránh khỏi những lúc sơ sảy, bé có thể trượt chân ngã, hoặc chấn thương trong trận bóng rổ ở trường. Những lúc như thế, bản năng làm cha mẹ sẽ đột nhiên trỗi dậy, bạn có thể rất lo hay vô cùng bối rối.
Sinh tử
An ủi con mỗi khi một người thân ra đi là công việc khó khăn và đau buồn nhất. Bạn không làm được gì nhiều để ngăn nước mắt của con, nhưng có thể giúp bé vơi đi nỗi buồn. Hãy chuẩn bị tinh thần trả lời những câu hỏi lớn của đứa con bé bỏng như “tại sao mọi người lại phải chết?”.
Vấn đề sức khỏe
Bé sẽ rất hay ốm. Cho dù bạn đã tiêm phòng cho con cẩn thận và chăm sóc con rất tốt, vẫn không thể tránh khỏi những lúc bé viêm mũi, viêm họng, sốt hay nôn mửa. Những lúc như thế, bạn cũng thấy mình như muốn xỉu, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng vì thiếu ngủ, bạn sẽ ốm nhiều hơn so với trước khi có em bé.
Quan hệ vợ chồng
Sẽ có vài thay đổi trong đời sống vợ chồng khi em bé ra đời. Hai bạn có thể bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con, động viên, kỷ luật, giao cho con làm việc nhà, làm bài tập về nhà, lịch sinh hoạt hàng ngày v.v. Bất đồng sẽ lớn hơn trong những thời điểm khó khăn. Công việc chăm sóc em bé đã chiếm quá nhiều thời gian của bạn, hai người không còn nhiều thời gian cho nhau, ít giao tiếp hơn và cảm thấy khó hiểu nhau hơn.
Bé hư
Bạn nhận được điện thoại từ trường học mời đến gặp hiệu trưởng. Hóa ra đứa con bé nhỏ ở nhà lại là “tay anh chị” ở trường và cậu nhóc vừa đánh bạn, cãi lại thầy cô. Giờ cùng với việc giải quyết sự vụ tại trường, bạn còn cần chuẩn bị để trả lời cho vài câu hỏi của người làm cha mẹ: Bạn đã sai gì trong cách giáo dục con? Sửa chữa bây giờ liệu có quá muộn?
Lo lắng
Dù rất nỗ lực vun đắp cho cuộc sống của con, trong thâm tâm bạn vẫn lo lắng không biết bé học ở trường có tốt không, có dễ dàng kết bạn, có hòa nhập với đám đông không… Khi lớn hơn, bọn trẻ ít dành thời gian bên bố mẹ, chúng không còn trong vòng tay bao bọc của bạn nữa và điều đó khiến bạn không khỏi băn khoăn, có đôi chút phiền lòng.
Theo Tin Tức