Xã hội
   Đi làm hay ở nhà trông con?
 
Không ít bà mẹ sau khi sinh con rơi vào tình trạng khó xử khi phải quyết định: Đi làm để theo đuổi sự nghiệp hay bỏ việc, ở nhà toàn tâm, toàn ý nuôi con?

Thực ra tham gia vào bàn tính quyết định đó còn có các thành viên khác trong gia đình, trừ thành viên - thủ phạm bé tí gây ra chuyện đau đầu ấy.
Nhiều gia đình cảm thấy cần để cả bố và mẹ đi làm, chưa kể những cặp đã ly hôn, người mẹ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài đi làm, thậm chí còn làm thêm giờ để có tiền mua sữa cho con.

Không ít người quan niệm rằng những phụ nữ quyết định bỏ việc ở nhà trông con thuộc diện “hãm tài”, không có lý tưởng sự nghiệp. Nhưng trong thực tế, khá nhiều phụ nữ thành đạt về công việc lại chính là những người muốn ở nhà, dồn hết thời gian, sức lực cho con. Số phụ nữ này suy nghĩ rằng dù đi làm lương cao cũng không giá trị bằng làm tốt vai trò một phần cuộc sống của đứa trẻ trong những năm đầu đời.
 
Ảnh: GettyImages

Họ đủ điều kiện thuê người giúp việc hoặc nhờ người thân trong gia đình, nhất là bà ngoại, trông nom trẻ lúc họ đi làm nhưng họ nhận thấy rằng bản thân họ là cá nhân duy nhất chịu trách nhiệm của một người Mẹ cho tới hết đời. Nếu tiếp tục đi làm, mải mê vật lộn với lịch trình công tác, buộc phải xa con, họ cảm thấy đánh mất cơ hội chứng kiến, dìu dắt đứa con bé nhỏ chập chững bước đi đầu tiên.
Những người phụ nữ suy nghĩ như vậy, tất nhiên, chẳng dại gì chia tay vĩnh viễn công việc. Họ chỉ tạm xa công việc trong khoảng 03 năm để chờ cho bé cứng cáp. Thiếu hụt về tài chính có thể được khắc phục bằng giải pháp nhận việc về làm ở nhà hoặc tìm một công việc tạm thời nào đó. Điều quan trọng nhất là vừa nuôi con và vừa đảm bảo cập nhật kỹ năng chuyên môn của bản thân.

Một bộ phận phụ nữ với bản tính độc lập cao thì lại tìm giải pháp khác và lập luận cũng khác. Họ muốn xua tan hoàn toàn tâm lý phải sống dựa vào đồng lương của chồng, muốn tránh mặc cảm “ăn bám”. Trong trường hợp này, thật lý tưởng nếu như người mẹ nhận được làm việc ở những nơi không đòi hỏi phải thật chính xác về thời gian.
Thách thức nêu trên sẽ tái hiện sau mỗi kỳ sinh nở của người Mẹ. Chỉ có điều, càng sau thì người mẹ càng dày kinh nghiệm và càng ít day dứt.

Theo mevabe.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cần giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 (9/8)
 Các nhà sư phạm và tâm lý ở Pháp thảo luận: Lợi và hại của truyền hình cho tuổi mẫu giáo (9/8)
 Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng phù do sữa trôi nổi (7/8)
 Những đứa trẻ xóm Lò Gạch (7/8)
 Bất bình đẳng trong các dịch vụ chăm sóc trẻ em (7/8)
 "Đột nhập" nhà máy sản xuất sữa rởm (7/8)
 Dịch tiêu chảy cấp lại 'vào mùa' (6/8)
 Khuyến cáo bếp ăn trường học không nên sử dụng cá ngừ (6/8)
 Trong 10 trẻ sơ sinh: Có 9 trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ (6/8)
 Phòng chống tai nạn và thương tích ở trẻ em (6/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i