Có lẽ bạn đã gặp phải trường hợp: Bạn đang nói chuyện với một người nào đó thì con bạn chạy tới bên "Mẹ ơi, con có thể đi chơi được không?" Bạn trả lời bình tĩnh "Mẹ đang nói chuyện điện thoại, con đừng ngắt lời mẹ." Những bé vẫn kiên quyết: "Nhưng mẹ ơi, con muốn đi chơi!" Bạn trở nên mất bình tĩnh hơn "Nhưng không phải bây giờ. Mẹ đang nghe điện thoại." Và kết cục nhiều khi bạn sẽ phải ngừng nói chuyện khi con gào lên "MẸ! CON MUỐN ĐI CHƠI!"
Bạn không phải là người duy nhất gặp hoàn cảnh này. Khi bé 5 tuổi, bé gần như hiểu rằng thế giới không quay tròn xung quanh mình bé - nhưng bé luôn luôn không muốn nhớ điều đó. Khi bé nhớ tốt hơn và bé trở nên bớt bốc đồng, con bạn sẽ từ từ hiểu cách kiểm soát trong khi bạn đang làm gì đó. Thậm trí, bé vẫn còn thiếu khả năng cân nhắc xem khi nào thì cắt ngang lời bạn và nên cắt ngang lời bạn như thế nào. Bé bối rối xen ngang công việc của mẹ không?" "Khi mình cần khăn giấy, mình có được xen ngang câu chuyện của mẹ không?" "Khi bồn nước tràn mình có được cắt ngang lời mẹ không?" "Khi nhà cháy, mình có được cắt ngang lời mẹ không?" Các kỹ năng này của bé sẽ phát triển từ từ chứ bạn không thể mong đợi điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, khi bạn đang nói chuyện với bạn bè hoặc sắp xếp một buổi hẹn nào đó, bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu như con xen ngang - bạn có thể cáu gắt với con. Trong khi bạn hướng dẫn một số bài học đơn giản nhất về cách cư xử lịch sự và cách chờ đến lượt, bạn hãy nghĩ rằng hành vi của bé phản ánh cách nhìn nhận thế giới của bé chứ không phải là bé đang cố tình chọc giận bạn. Trong giai đoạn này, bạn hãy cố gắng trì hoãn các cuộc điện thoại vào thời điểm con bạn đi ngủ hoặc vắng nhà.
Bạn phải làm gì khi bé xen ngang
Làm gương cho bé. Các bé ở lứa tuổi này thích noi gương người lớn. Nếu vợ chồng bạn thường xuyên ngắt lời nhau, thì bé cũng sẽ bắt chước. Bạn không được cắt ngang lời bé khi bé đang nói chuyện với bạn. Nếu bạn quên mất điều này và ngắt lời bé (hoặc ngắt lời bất kỳ ai khác), bạn hãy dừng ngay lại và nói: "Ồ, mẹ xin lỗi vì đã ngắt lời con. Con nói tiếp đi." Con bạn không chỉ bắt chước cách cư xử đẹp của bạn mà bé còn biết cách thừa nhận sai lầm. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi việc trở nên tốt đẹp hơn nếu như bé thường xuyên nghe thấy bạn "cảm ơn" "xin lỗi",...
Luyện tập. Các bé đã hiểu cách chờ đến lượt. Bạn hãy sử dụng kỹ năng này để dạy bé chờ người khác nói xong rồi mới đến lượt bé. Trò chơi đơn giản: Bạn hãy hỏi bé về một vấn đề mà bé thích như "Tại sao con thích ô tô?" Bạn hãy nghe thật kỹ câu trả lời của bé. Khi bạn cảm thấy bé đã nói xong bạn hãy hỏi "Con nói xong chưa? Rồi, bây giờ đến lượt con hỏi mẹ." Nếu bé cắt ngang lời bạn, bạn hãy đặt 1 ngón tay lên miệng bé và tiếp tục nói nốt ý của bạn. Sau khi nói xong "Bây giờ đến lượt con", và lại để bé tiếp tục nói. Nếu bé cảm thấy bế tắc với câu bạn hỏi thì bạn có thể hỏi câu khác. Có thể ngay từ vài lần chơi đầu tiên, bé vẫn ngắt ngang lời bạn, nhưng bạn nên kiên trì.
Đánh lạc hướng con. Bé gây sự chú ý của bạn trong khi bạn đang nghe điện thoại bởi vì bé coi điện thoại là hiểm hoạ - bạn sẽ chú ý tới điện thoại chứ không chú ý tới bé. Vì vậy, bạn nên hướng bé sang một hoạt động khác trong khi bạn tán gẫu qua điện thoại. "Con muốn xem sách hay chơi một món đồ chơi trong khi mẹ nghe điện? Hay con thích uống nước hoa quả và ăn bánh?" Cho bé quyền lựa chọn, bé sẽ cảm thấy mình có thể kiểm soát được và bạn không bỏ rơi bé. Mặc dù vậy, bạn hãy đưa ra các lựa chọn đơn giản. Nếu bạn hỏi "Con muốn làm gì trong khi mẹ nghe điện thoại?" Chắc chắn bạn và con sẽ lâm vào hoàn cảnh không thể dàn xếp nổi.
Nếu mánh khoé bạn đưa ra không hiệu quả, hãy thử đánh lạc hướng bằng cách đưa ra một số lựa chọn khác.
Có thể bạn sẽ phải mất vài năm mới dạy con bạn được cách ngắt lời người lớn lịch sự "Mẹ ơi, con có thể hỏi mẹ một câu được không?". Bé sẽ hiểu được rằng ngắt lời người khác sẽ gây khó chịu cho người đó - và khi nào thì nên ngắt lời, và ngắt lời như thế nào thì lịch sự. Còn trong thời gian này, bạn hãy cố gắng nhớ rằng bạn đang hướng dẫn cho bé biết nên ngắt lời như thế nào chứ đừng cố gắng giúp con phải làm được những gì bạn thay thế. Dù bạn tin hay không, nhưng với sự kiên trì, bạn sẽ giúp bé trở thành người lịch sự hơn.
Theo Lamchame.com