Tâm lý
   Đừng để bé là "thỏ đế"
 
Ảnh: Corbis 
Chị H. là nhân viên PR trong một công ty lớn, chị ý thức được rất rõ tầm quan trọng của việc giao tiếp rộng rãi và cởi mở. Vì thế, chị cảm thấy rất băn khoăn khi cậu con trai lên 4 của mình tỏ ra e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với người lạ.

Thực ra, có khá nhiều trẻ gặp phải vấn đề này. Sự nhút nhát sẽ khiến trẻ cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn và có được cảm giác thoải mái, hạnh phúc. Khi bắt đầu đi học, sự nhút nhát sẽ cản trở trẻ tham gia các hoạt động trường lớp và vui chơi.

Để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát, trước hết, bạn hãy tập hợp một nhóm trẻ, trong đó có con bạn lại với nhau. Sau đó bạn bỏ các đồ chơi khác nhau vào một cái hộp nhỏ. Các đồ chơi này phải tạo được sự giao tiếp giữa trẻ với nhau. Bạn đặt hộp đồ chơi vào giữa lũ trẻ rồi bảo chúng lần lượt lấy các món đồ ra khỏi hộp. Sau đó lại bảo chúng tìm xem có ai có đồ chơi khác để có thể chơi cùng không. Ví dụ, hai đồ chơi siêu nhân để tạo thành anh em siêu nhân chẳng hạn. Bạn để lũ trẻ chơi với nhau trong thời gian ấn định khoảng 15 – 20 phút. Khi hết giờ, bạn lại yêu cầu chúng bỏ đồ chơi trở lại trong hộp, xáo lên rồi bảo lũ trẻ lặp lại các động tác cũ.

Bạn hãy dành ra một không gian để lũ trẻ có thể làm việc với nhau theo từng nhóm từ 2 - 4 trẻ. Đặt các hộp đựng nguyên liệu làm đồ thủ công vào giữa mỗi nhóm. Khi trẻ ở bên nhau để tập trung làm một việc chân tay nào đó, ví dụ nhóm thì nặn đồ chơi bằng đất sét, nhóm lại cùng xếp hình…, trẻ sẽ học được cách bỏ qua cho nhau những “va chạm” khi ở cùng một đội. Và khi con bạn cảm thấy thoải mái ở bên các trẻ khác, chúng sẽ giao tiếp bằng mắt với nhau, chia sẻ với nhau rồi chuyện trò với nhau.
Sau đó, cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều hơn, gần gũi và rộng mở hơn. Ví dụ các trò chơi ngoài trời như trốn tìm, bịt mắt bắt dê, chơi kéo co hoặc bóng đá, rồi cho trẻ đi chơi ở chốn đông người như cung văn hóa thiếu nhi, công viên hoặc siêu thị…
Khi con bạn đã đến tuổi cần có bạn bè để chơi cùng, chỉ cần bạn dành chút thời gian giúp con bạn dần hòa nhập vào thế giới bên ngoài phạm vi gia đình, là bạn đã giúp con có những bước tự tin để hòa nhập vào các mối quan hệ trường lớp và xã hội sau này.

Theo giadinh.net.vn
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những sai lầm trong cách dạy bé (4/7)
 Giá trị của đồng xu (4/7)
 Nến vàng, nến xanh - Không nên tạo điều kiện để trẻ “thiên vị” (3/7)
 Giải quyết các vụ tranh giành (3/7)
 Tránh nói 'không' với bé (3/7)
 Bé và cô giúp việc (2/7)
 Lợi ích của việc đi dạo đối với trẻ 3-6 tuổi (2/7)
 Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu (2/7)
 Để con vào bếp và trổ tài (1/7)
 Dạy trẻ vì sao phải nói lời “xin lỗi” (1/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i