Các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng trẻ em không nên bị bắt buộc phải nói “xin lỗi” khi chúng làm sai một việc gì. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không cần nói lời xin lỗi.
Người lớn nên tạo cơ hội để dạy trẻ nguyên nhân tại sao hành động đó lại sai, đồng thời dạy trẻ có cách cư xử tốt.
Ví dụ, bắt một đứa trẻ nói xin lỗi sau khi chúng cắn hoặc đánh đứa trẻ khác là bắt buộc chúng một cách quá đáng khi phải nói câu nói “xin lỗi” trong khi trong lòng chúng không muốn. Vậy, cha mẹ nên làm gì?
Tận dụng thái độ không tốt của trẻ làm thời điểm để dạy chúng
Các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều đồng ý rằng việc bắt trẻ phải nghĩ về những gì chúng làm sai, hay tại sao lại sai, và ảnh hưởng của thái độ đó đến đứa trẻ khác sẽ là cách tốt nhất để giải quyết tình hình. Sau khi cho trẻ thời gian để nghĩ về việc làm đó, và hỏi chúng có thể làm gì sai hay đúng. Và, nếu trẻ nói câu “xin lỗi” một cách nhẹ nhàng hoặc ôm lấy bạn, thì thật tuyệt vời, đó là ý kiến của chúng và tất nhiên đó là cử chỉ thành thật.
Dạy trẻ hành động dựa trên lý do chính đáng
Trước tuổi đi học, trẻ bắt đầu học cách cảm thương người khác, và sự thương cảm đó thường sai. Ví dụ, khi một đứa trẻ nhận thức được rằng hành động của chúng làm cho đứa đứa trẻ khác buồn rầu hoặc phát điên, thì thực ra hành động này còn có gây ảnh hướng nghiêm trọng hơn là chỉ “gây phiền hà” mà thôi. Vì thế, trong trường hợp này trước hết người lớn phải giúp trẻ hiểu rằng hành động đó đã gây cho trẻ kia bị đau đớn (cả về thể xác lẫn tinh thần), người lớn cần phải dạy trẻ biết chịu trách nhiệm và phải có được lý do chính đáng cho hành động của chúng để không gây tổn thương cho người khác.
Dạy trẻ biết vì sao phải nói lời “xin lỗi”
Việc truyền thông tin tốt là cách để giúp một đứa trẻ dần dần hiểu nguyên nhân đằng sau hành động của chúng, chúng sẽ nhận ra cách làm và cảm giác có lỗi của mình. Cần có phương pháp rèn luyện phù hợp và có những buổi tranh luận để trẻ hiểu rõ hơn rằng có những nguyên tắc trong cuộc sống mà nếu đánh mất thì sẽ phải nhận những hậu quả thích đáng.
Hãy thể hiện tình yêu của mình khi trẻ mắc lỗi
Không bao giờ được để trẻ cảm thấy mình không được yêu quý kể cả khi chúng làm điều gì sai trái. Hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ cổ: “Cha mẹ yêu con, yêu cả tính xấu của con”. Cho nên điều quan trọng là phải thể hiện tình yêu ấy bằng cách dậy trẻ biết rõ hơn về điều hay lẽ phải.
Theo Giadinh.Net