Tâm lý
   Những bài học âm nhạc với trẻ
 
Nếu đứa trẻ học nhạc không thật hứng thú thì sớm muộn gì bố mẹ cũng phải nghe nó nói một câu gì đó đại loại như: “con ngấy cái thứ âm nhạc này rồi!”, “đó là một bài hát đã cũ rich!” – một bài hát mà tất cả các bậc cha mẹ có con đang học nhạc đều quen thuộc. Trên quan điểm khách quan mà xem xét quả thật đây là vấn đề không đơn giản.

Có những ông bố bà mẹ nhớ lại việc bản thân họ cũng đã có một thời gian phải học nhạc một cách miễn cưỡng, họ bèn quyết định ngay rằng không nên làm khổ đời con trẻ nữa. Học hay không học nhạc người lớn không nên quyết định vấn đề này, hãy để cho trẻ quyền quyết định, chính nó phải chịu tráchn hiệm về vấn đề này. Còn nhiệm vụ của cha mẹ là chọn cho con một người thầy, một nhà sư phạm có uy tín. Một số cha mẹ khác lấy làm tiếc là đời mình đã không được học nhạc bèn quyết định “gỡ lại”: “dù thế nào thì con cái cũng phải học!”. Khi đứa trẻ chưa sinh ra người ta đã chọn sẵn nhạc cụ cho nó rồi. Và đứa trẻ vừa mới kịp giữ được cây vĩ cầm (ấn tay vào các phím và ngậm miệng vào kèn) đã phải chịu đựng hàng giờ liền các bài tập căng thẳng. Đứa trẻ có khóc lóc, cưỡng lại cũng không được ai để ý, thậm chí chống lại cũng vô ích. Thái độ của cha mẹ thật rõ ràng: “đã mất tiền rồi thì cứ phải học!” Trong những điều kiện như thế đứa trẻ thật khó để có thể học tập có kết quả. Thế là chỉ vì đứa trẻ phải học nhạc một cách quá miễn cưỡng mà chúng ta phải trả một cái giá quá đắt: mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã bị tổn thương.

Mục tiêu của giáo dục âm nhạc là giải thoát cho tình cảm và làm phong phú đời sống tình cảm của con người, đặc biệt trong lúc cuộc sống còn biết bao những hạn chế và phiền phức, do vậy phải biết tìm một phương thức thích hợp để biểu lộ tình cảm của mình. Âm nhạc chính là phương thức tuyệt diệu đó. Âm nhạc đưa lại cho con người niềm vui và sự sảng khoái về mặt tinh thần.

Rất đáng tiếc là có những cha mẹ và thầy cô giáo thường chỉ quan tâm đến kỹ năng đứa trẻ trong việc tập các giai điệu sao cho khỏi phạm sai lầm. Từ đó họ luôn đưa ra những lời phán xét về cách thực tập và cả về nhân cách của đứa trẻ. Kết quả đưa lại thường rất đáng buồn: đứa trẻ sẽ trốn học, tìm cách lánh mặt thầy và cái “nghề” âm nhạc chưa được ao lâu đã phải bỏ. Trong nhiều gia đình chiếc vĩ cầm đã bị lãng quên, cây đàn piano đã bị khóa kín hoặc cây sáo lặng câm. Tất cả những sự thật cay đắng nhắc nhở chúng ta về những hy vọng không thực hiện được.

( Theo Chametainang.Net )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con cái mong gì ở cha mẹ? (10/3)
 Phát triển ngôn ngữ của trẻ 1 tuổi (10/3)
 Thế nào là nói dối nghiêm trọng? (10/3)
 Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi (8/3)
 Dạy kỹ năng hòa nhập, chia sẻ cho trẻ biết đi (8/3)
 Giúp bé ngoan hơn (8/3)
 Định hướng dạy trẻ từ 3 - 6 tuổi (7/3)
 Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ (7/3)
 Bài tập về nhà quá tải ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? (7/3)
 Làm gì khi con chỉ quan tâm đến siêu nhân (6/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i