Tâm lý
   Phát triển ngôn ngữ của trẻ 1 tuổi
 
Phát triển khả năng phát âm và truyền đạt thông tin trong năm đầu tiên là một gian đoạn rất quan trọng giúp trẻ dễ tiếp thu ngôn ngữ (khả năng hiểu từ ngữ và âm thanh) và diễn cảm ngôn ngữ (khả năng dùng câu và cử chỉ để diễn đạt thông tin).

Kỹ năng tiếp thu ngôn ngữ là kỹ năng đầu tiên cần phải luyện tập. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng bắt đầu rất sớm sau khi trẻ được sinh ra. Đến cuối năm thứ nhất, khả năng phát âm của trẻ tiến bộ từ khả năng nhận thức được những âm thanh khác biệt đến nói một hoặc hai từ đơn giản (như mẹ, ba…)

Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ
  Tiếp thu ngôn ngữ Diễn đạt ngôn ngữ
Trẻ hơn 1 tháng Nghe những giai điệu nhẹ nhàng êm dịu.
Thường phân biệt được tiếng nói của mẹ
Học được giai điệu nhẹ nhàng và êm dịu của hai ngôn ngữ thường xuyên được nói bên tai bé.
Sử dụng những tiếng khóc giống nhau cho cả những nhu cầu đặc biệt khác nhau.
Trẻ 1 – 4 tháng Cũng giống như những em bé hơn một tháng, có thể nhận ra những âm thanh căn bản của một ngôn ngữ riêng biệt (âm vị), như “tr” và “ch”.
Phát ra những âm thanh “em bé” với âm độ cao thấp như nhạc.
Trở nên lanh lợi hơn khi nghe những âm thanh bằng những cái chớp mắt hay mở rộng mắt; có thể bắt đầu bị đánh thức bởi những tiếng ồn, hay giật mình hay quay về hướng phát ra âm thanh để xem “đó là cái gì?”. Bé sẽ cảm thấy êm ả nếu đó là giọng nói của mẹ.
Thường tạo ra những âm thanh như chim cu gù, thường kêu “ah-ah-ah” hay “ooh-ooh-ooh.” Vào khoảng tháng thứ 3, bé thường tạo ra những âm thanh để đáp lại tiếng gọi của ai đó kêu bé.
Trẻ 5 – 6 tháng Nhận ra tiếng gọi tên riêng Thường tạo ra những âm thanh giống như: “Goo” và thổi những bọt bong bóng cùng một lúc.
Vào khoảng tháng thứ 6, bé bắt đầu hay bập bẹ, lập lại những âm thanh” mẹ - mẹ” hay “bah – bah” để tạo ra sự chú ý hoặc biểu lộ cảm xúc.
Cuối tháng 6, bé đã biết thay đổi tiếng khóc để phát ra những tín hiệu hàm chứa nhu cầu đặc biệt khác nhau.
Trẻ 7 – 9 tháng Nghe những từ ngữ như những âm thanh riêng biệt.
Vào tháng 9, bé thường nhận ra ý nghĩa của những nét mặt biểu lộ tình cảm và tiếng của âm thanh, như cha mẹ nói với bé: “Không!”
Lập lại những âm thanh bé nghe thấy. Bắt chước cách nói những người xung quanh nói với bé.
Có thể nói những từ đơn giản như “mama” và “dada”
Sau 9 tháng bé có thể biết “Bye bye” khi được gợi nhớ và gây cảm hứng.
Sau 10 tháng Bình thương em bé ở tháng này đã hiểu được từ: “Pa pa”, “Ma ma” và nhận dạng được khuôn mặt của cha mẹ mình. Có thể ám chỉ và gọi chính xác mẹ và bố.

( Theo Web Trẻ Thơ )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thế nào là nói dối nghiêm trọng? (10/3)
 Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi (8/3)
 Dạy kỹ năng hòa nhập, chia sẻ cho trẻ biết đi (8/3)
 Giúp bé ngoan hơn (8/3)
 Định hướng dạy trẻ từ 3 - 6 tuổi (7/3)
 Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ (7/3)
 Bài tập về nhà quá tải ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? (7/3)
 Làm gì khi con chỉ quan tâm đến siêu nhân (6/3)
 Bé 7 tháng tuổi nhận thức như thế nào? (6/3)
 Cách chọn balo cho trẻ (6/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i