Tâm lý
   Thế nào là nói dối nghiêm trọng?
 
Để có một đứa trẻ có khả năng nói dối nó phải đạt đến một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển tâm lý, khi đó nó có thể phân biệt được tưởng tưởng và thực tế.

Thí dụ: một em bé 15 tháng tuổi, bị mẹ phạt vì bôi bẩn lên tường, cháu lắc đầu quầy quậy để chối cãi, không phải vì cháu nói dối mà có thể cháu đã quên hẳn việc mình làm hay ao ước mình không làm việc đó. Hoặc đơn giản, bé không thể phân biệt được giữa tưởng tưởng và thực tế. chỉ khi một đứa trẻ đạt đến tuổi lên 3 hay lên 4 mới có khả năng nói dối và đa số trẻ con chỉ nói dối khi chúng thấy tình hình đủ có tính chất đe dọa và bất lợi đối với chúng.

Thế nào là nói dối nghiêm trọng?

Trẻ em nói dối vì nhiều lý do khác nhau, nhưng có một số kiểu nói dối có tính chất nghiêm trọng hơn những kiểu khác. Thí du: nói dối giả vờ là một yếu tó tự nhiên của đời sống tưởng tượng ở một em bé, trong khi nói dối che dấu là một nỗ lực có ý thức để tránh khỏi bị phạt.

Nói dối thăm dò: Điều này được thực hiện đơn giản để bé xem phản ứng của bạn. Thí dụ, một đứa bé lên 4 sẽ nói dối mẹ nó là không thích bữa cơm chiều dù nó đã ăn hết. Bé nói như vậy, cốt để xem phản ứng của bạn ra sao. Trong đa số trường hợp, phản ứng của bạn đối với kiểu như vậy đủ làm bé nản lòng và không dám nói dối lại lần nữa. Tuy nhiên, ở một số trẻ nhận thấy, nói dối như thế sẽ gây được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Như vậy, chúng sẽ sử dụng cách này cho những lần mà sau và cho đến khi lớn lên. Vì lý do này, kiểu nói dối như vậy có thể được coi là có tính nghiêm trọng và phải được can ngăn ngay từ khi còn bé.

Nói khoác: Kiểu nói dối này thường mượn hình thức một câu chuyện sau đó được bé thổi phồng lên và thực hiện nhằm đẩy mạnh sự tự tin của đứa trẻ. Một đứa trẻ lên 5 có thể tuyên bố liều lĩnh là nó được nhận những món quà sinh nhật đắt tiền và được ở trong một căn nhà to lớn để cố gắng gây ấn tưởng với các bạn. Mặc dù, nói khoác phần nhiều là vô hại, nhưng nó ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của bé sau này. Để khắc phục, bạn cố gắng cùng bé củng cố những thành tích nổi bật của con.

Ở một số ít trẻ con, nói khoác có thể trở thành một thói quen khó thay đổi. Những đứa trẻ thường xuyên nói dối như vậy là vì chúng muốn được gây ấn tưởng với bạn bè, cha mẹ và chúng muốn được mọi người yêu mình. Vì vậy, bạn nên thường xuyên chú ý chăm sóc đến đời sống tinh thần cho bé. Đặc biẹt giúp bé tự tin ngay cả với hoàn cảnh thực của mình.

Nói dối giả vờ: Có những điều nói dối pha lẫn thực tế với tưởng tượng và chúng dùng để tăng thêm tính ly kỳ cho những trải nghiệm hằng ngày. Ví dụ: một đứa trẻ lên 4 có thể có những tưởng tượng sinh động gồm có tiên, quỷ sứ và những người bạn vô hình, tất cả những nhân vật đó cháu có thể mô tả với nhiều màu sắc. Những điều tưởng tượng ở tuổi thơ ấy thực sự không phải là những điều nói dối bịa đặt và chúng được xem như một giai đoạn phát triển ở trẻ.

Nói dối che đậy: Nói dối cố tình nhằm đánh lạc hướng là kiểu nói dối nguy hại nhất. Trẻ con nói dối che đậy để tránh bị phạt và chúng học được chiến thuật này ở độ tuổi tương đối còn nhỏ. Trong một cuộc điều tra, người ta yêu cầu các bậc cha mẹ nhận dạng lý do thường gặp nhất tại sao các đứa con lên 4 tuổi của họ lại nói dối. Gần một nửa trong số họ nói rằng chúng nói dối là tránh để bị quỏ trách. Các điều nói dối che đậy trở nên tinh vi hơn và cũng vô cùng khó phát hiện hơn khi trẻ lớn lên

( Theo Chametainang.Net )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi (8/3)
 Dạy kỹ năng hòa nhập, chia sẻ cho trẻ biết đi (8/3)
 Giúp bé ngoan hơn (8/3)
 Định hướng dạy trẻ từ 3 - 6 tuổi (7/3)
 Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ (7/3)
 Bài tập về nhà quá tải ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? (7/3)
 Làm gì khi con chỉ quan tâm đến siêu nhân (6/3)
 Bé 7 tháng tuổi nhận thức như thế nào? (6/3)
 Cách chọn balo cho trẻ (6/3)
 Khi trẻ có những biểu hiện thiếu tích cực (5/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i