Tâm lý
   Khi trẻ có những biểu hiện thiếu tích cực
 
Nhiều bà mẹ thường cảm thấy thất vọng khi không nhận ra con mình có năng khiếu gì đặc biệt. Thực tế đa số trẻ mầm non chưa biểu hiện những năng lực thực sự vượt trội, thậm chí có những biểu hiện thái quá như hiếu động, nhút nhát, chậm chạp...

Điều đó không có nghĩa là sau này lớn lên trẻ không thể học tốt. Thực tế đã chứng minh có nhiều tài năng ở cấp vĩ nhân nhưng tuổi thơ là một đứa trẻ học kém (Newton, Einstein...) tìm mọi cách mở rộng hứng thú cho trẻ, hãy tập trung củng cố những hành vi tích cực để hướng sự quan tâm của trẻ đến nhiều sự việc, hiện tượng xung quanh cuộc sống. Thay vì chê bai, các bậc cha mẹ hãy liên tục gieo nhu cầu, động viên trẻ, tạo các tình huống để trẻ tương tác, trải nghiệm trong môi trường giàu ngôn ngữ..., đó là những vấn đề mà các chuyên gia tâm lý khuyến cáo các bậc phụ huynh nên làm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Đối với trẻ con, lời khen và lời chê đều ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trẻ thích được khen hơn chê, nếu người lớn khen trẻ tươi cười, nếu bị chê, trẻ tỏ ra khó chịu và thường trở nên bướng bỉnh, có hành vi đập phá, cáu bẳn, thậm chí ghét bỏ. Như vậy, người lớn cần khen trẻ nhiều hơn. Tuy nhiên không vì thế mà cưng chiều, nũng nịu trẻ thái quá.

Đối với những hành vi cần uốn nắn, người lớn hãy khen hành vi tốt trước và nói điều gì không nên làm, khiến người khác không thích, buồn và trẻ không nên làm thế nữa. Trong một số tình huống, trẻ bướng bỉnh, ăn vạ, người lớn không nên lại gần dỗ dành trẻ ngay, hãy lờ đi, tập trung vào việc khác, lúc sau, trẻ tự động ngừng khóc. Khi trẻ thực sự bình tĩnh, người lớn nhẹ nhàng giải thích trẻ lần sau không nên làm như vậy vì người lớn không thích.

Nguyên tắc ứng xử với trẻ: Nên hào phóng lời khen, tiết kiệm lời chê và chỉ chê hành vi nào đó, không nên nói "Con hư lắm, mẹ không yêu con" vì điều đó làm trẻ dễ nổi cáu. Khi trẻ bình tĩnh, hãy tâm tình cùng trẻ để con hiểu hành vi nào nên và không nên. Cần giúp trẻ học cách kiềm chế, chẳng hạn, mỗi khi trẻ nổi cáu, hãy nói: "Con có thể nhẹ nhàng hơn không, mẹ sẽ làm điều đó cho con". Và cứ như vậy tập dần cho trẻ học cách bình tĩnh, kiểm soát hành vi mỗi khi cáu giận.

( Theo Chametainang )
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những lời không nên nói với con (5/3)
 Sinh nhật vui (5/3)
 Trẻ từ 5 – 9 tuổi nghĩ và cảm nhận như thế nào? (4/3)
 Dạy con hết nói ngọng như thế nào? (4/3)
 Những tật xấu của bé (3/3)
 Phát triển trí tuệ theo từng độ tuổi (3/3)
 Lợi ích của việc đi dạo đối với trẻ 3-6 tuổi (29/2)
 Lựa chọn đồ chơi cho bé như thế nào (29/2)
 Khi trẻ nói tục (29/2)
 Làm thế nào để trở thành bạn tốt của con (28/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i