Đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời trẻ cũng như của cha mẹ vì hầu hết trẻ sẽ bước vào tiểu học.
Khi trẻ bắt đầu đi học, thế giới của trẻ sẽ thay đối. Trẻ cần phải học cách:
Tự kiểm soát bản thân mà không có cha mẹ bên cạnh.
Hòa đồng với nhiều bạn mới.
Đáp ứng các mong đợi của những người lớn khác.
Thực hiện thời gian biểu và các công việc hàng ngày mới.
Những kinh nghiệm đến trường đầu tiên của trẻ sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận về trường học cũng như thái độ học tập của trẻ trong nhiều năm tiếp theo.
Mặc dù tất cả trẻ sẽ bắt đầu đi học ở độ tuổi này, nhưng không phải trẻ nào cũng sẵn sàng bắt đầu đi học. Mỗi trẻ sẽ có những tính khí rất khác nhau, những tính khí đó ảnh hưởng tới cách các con phản ứng ở trường học.
Tính khí của trẻ là yếu tố bẩm sinh nên không thay đổi. Và chính tính khí của trẻ là yếu tố quyết định trẻ là ai.
Không có tính khí nào là "tốt" hay "xấu" - mà chỉ là những tính khí khác nhau. Tính khí của chúng ta giúp chúng ta trở thành những cá nhân riêng biệt. Mỗi tính khí đều có những điểm mạnh riêng.
Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng về tính khí
Mức độ hoạt động của trẻ
Một số trẻ tích cực hoạt động, muốn chạy, nhảy hoặc trèo bất cứ lúc nào. Trẻ khó có thể ngồi yên một chỗ, thậm chí là cả trong bữa ăn. Trẻ gần như lúc nào cũng vận động.
Một số trẻ khác thì trầm lắng hơn, trẻ thích các hoạt động yên tĩnh như đọc sách, chơi ghép hình trong một khoảng thời gian dài.
Mức độ hoạt động của một số trẻ khác nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Mức độ ổn định của trẻ
"Đồng hồ sinh học" của một số trẻ ổn định. Nhóm trẻ này thường đối vào những giờ nhất định. Trẻ thức, ngủ và đi tắm vào những giờ cố định trong ngày.
"Đồng hồ sinh học" của một số trẻ thay đổi liên tục. Buổi chiều hôm nay trẻ có thể đói lúc 6h tối, nhưng chiều hôm sau trẻ có thể đói vào giờ khác. Thứ Hai trong tuần trẻ có thể dậy rất sớm, nhưng ngày hôm sau trẻ lại ngủ rất muộn.
"Đồng hồ sinh học" của một số trẻ khác nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Mức độ phản ứng với các tình huống mới
Một số trẻ dễ dàng tiếp nhận các tình huống mới. Trẻ mỉm cười với người lạ, tham ra các trò chơi cùng với nhóm trẻ mới, dễ dàng kết bạn, thích thử thức ăn mới, và thích đi tới những nơi mới.
Một số trẻ khác tỏ rút lui khi gặp tình huống mới. Trẻ tránh xa người lạ, mất nhiều thời gian khi tham gia các nhóm mới, không thích thức ăn mới, và do dự hoặc tránh tới những nơi mới.
Mức độ phản ứng với các tình huống mới của một số trẻ nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Khả năng thích nghi
Một số trẻ tự điều chỉnh rất nhanh với các nếp sinh hoạt mới, nơi mới, người lạ và thức ăn mới. Trẻ thường chỉ mất khoảng 1 hoặc hai ngày để tự điều chỉnh theo thời gian biểu mới, nếp sống ở nhà mới hoặc ngôi trường mới.
Một số trẻ khác tự điều chỉnh rất chậm. Trẻ thường mất khoảng một vài tháng để kết bạn với các bạn hàng xóm, để cảm thấy thoải mái với ngôi trường với hoặc quen với nếp sinh hoạt của thời gian biểu mới.
Khả năng thích nghi của một số trẻ nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Khả năng tập trung
Một số trẻ có thể dễ dàng bị đánh lạc hướng. Trẻ có thể rất dễ dàng chuyển sự chú ý từ thứ này sang thứ khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác. Trẻ mất nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ bởi vì trẻ thường bị sao nhãng trước những chỉ dẫn khác nhau. Nhưng khi trẻ buồn hoặc thất vọng, bạn có thể dễ dàng hướng trẻ chú ý sang những thứ khác và giúp trẻ thay đổi tâm trạng.
Một số trẻ khác không dễ dàng bị đánh lạc hướng. Trẻ có thể ngồi đọc sách trong một thời gian dài. Và khi trẻ đối hoặc buồn, bạn khó có thể làm trẻ chú ý sang thức khác.
Khả năng tập trung của một số trẻ khác nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Khả năng kiên trì
Một số trẻ rất kiên trì, trẻ thường kiên nhẫn để hoàn thành xong một nhiệm vụ. Trẻ có mục tiêu và cố gắng để đạt mục tiêu. Trẻ không từ bỏ mục tiêu khi đối mặt với thất bại. Nhưng bạn không dễ dàng thuyết phục trẻ ngừng làm những việc mà trẻ muốn làm.
Một số trẻ khác không kiên trì. Nếu trẻ ngã, trẻ sẽ không trèo tiếp nữa. Nếu trẻ không ghép được hình, trẻ sẽ không hứng thú với trò chơi đó. Và bạn có thể dễ dàng thuyết phục trẻ ngưng làm những việc mà bạn không muốn trẻ làm.
Khả năng kiên trì của một số trẻ nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Cảm xúc của trẻ
Một số trẻ phản ứng rất mạnh với các sự kiện và tình huống. Nếu trẻ gặp khó khăn với trò chơi ghép hình, trẻ sẽ la hét và ném các miếng ghép đi. Trẻ tỏ ra rất giận và rất buồn, nhưng trẻ cũng thể hiện niềm vui cũng mạnh mẽ. Trẻ có thể khóc rất to khi trẻ buồn và cười thích thú khi trẻ vui. Bạn luôn luôn biết cảm xúc của trẻ.
Mức độ phản ứng của một số trẻ với các sự kiện và tình huống nhẹ hơn. Khi trẻ buồn, trẻ thường khóc thầm. Khi trẻ vui, trẻ mỉm cười. Bạn khó có thể đoán được trẻ đang cảm thấy như thế nào.
Mức độ phản ứng của một số trẻ nằm giữa hai nhóm trẻ trên.
Tính khí của trẻ ảnh hưởng mạnh mẽ tới mức độ sẵn sàng tới trường của trẻ.
Một số trẻ thích thú với môi trường với và nhanh chóng làm quen với các nếp sinh hoạt mới, đồng thời trẻ cũng thích kết bạn.
Một số trẻ khác cảm thấy căng thẳng với môi trường mới, trẻ sẽ mất nhiều thời gian để tự điều chỉnh theo các nếp sinh hoạt mới, và trẻ cũng gặp khó khăn trong việc kết bạn.
Điều quan trọng là cha mẹ có thể nhận biết được tính khí của trẻ và tôn trọng trẻ như một cá nhân. Bạn không thể giúp một đứa trẻ ưa hoạt động thành một đứa trẻ trầm lắng, hoặc biến đổi một đứa trẻ không kiên nhẫn thành đứa trẻ kiên nhẫn.
Nhưng chúng ta có thể nhận biết được những điểm mạnh của mỗi trẻ và xây dựng những điểm mạnh đó. Chúng ta cũng tìm ra những thử thách riêng của trẻ và tạo điều kiện để hỗ trợ trẻ.
Không chỉ tính khí của trẻ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ . Tính khí của bạn cũng ảnh hưởng tới hành vi của trẻ - và tính khí của bạn ảnh hưởng tới cả hành vi của bạn.
Mối quan hệ cha mẹ - con cái ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng hòa hợp giữa tính khí của trẻ và tính khí của cha mẹ.
Một người mẹ không thích hoạt động. Người mẹ này thích ở trong nhà, đọc sách và lắng nghe nhạc êm dịu. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu con của họ năng hoạt động. Và điều gì sẽ xảy ra nếu người mẹ đó yêu cầu con luôn ở trong nhà và ngồi yên một chỗ?
Nếu người mẹ đó nhận ra rằng trẻ có mức độ hoạt động cao hơn cô ấy, cô ấy có thể sẽ điều chỉnh mong đợi của mình và tìm cách đáp ứng nhu cầu ưa hoạt động của trẻ. Nếu cô ấy không nhận ra rằng hành vi của trẻ xuất phát từ tính khí của trẻ, cô ấy sẽ nghĩ rằng con mình "hư".
Điều quan trọng là cha mẹ cần suy nghĩ về tính khí của mình và cân nhắc tới việc làm thế nào hòa hợp được tính khi của họ và của trẻ. Và điều này cũng giúp chúng ta biết những nguyên nhân gây xung đột trong gia đình.
Khả năng kết hợp giữa tính khí của bạn và của trẻ sẽ ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ cha mẹ - con cái. Bằng cách nhận biết vai trò của tính khí ảnh hưởng tới hành vi của trẻ và của bạn , bạn có thể hiểu được những nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau các xung đột gia tăng.
Bạn cũng có thể hiểu tại sao đánh và mắng trẻ không đem lại hiệu quả.
Trẻ là một cá nhân riêng lẻ, cũng như bạn. Không ai thay đổi được tính khí của trẻ cũng như tính khí của bạn.
Khi tính khí của bạn không hòa hợp với trẻ, bạn sẽ tìm các cách để giải quyết sự khác biệt mà không cần phải đánh hoặc mắng trẻ. Bạn có thể sẽ tìm được cách tôn trọng sự khác biệt đó và "sống chung" với sự khác biệt giữa bạn và con.
Trong những năm đầu đời của trẻ, các mối quan hệ sẽ hội rất quan trọng. Mối quan tâm về tình bạn của trẻ phát triển là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển độc lập.
Thế giới của trẻ đang lớn dần. Trẻ học hỏi nhiều hơn về cách nghĩ, niềm tin và cách hành xử của người khác.
Đôi khi, cha mẹ lo lắng rằng họ đang dần mất đi sự kiểm soát đối với con cái khi trẻ bước vào độ tuổi này. Họ lo lắng về tất cả những ảnh hưởng mới đối với trẻ. Nhưng đây là yếu tố cần thiết và quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều từ người khác. Thậm chí, trẻ học hỏi ngay từ bản thân mình.
Với trẻ từ 5-9 tuổi, trẻ cần phải hiểu các vấn đề phức tạp ngay lần đầu tiên tiếp cận. Trẻ cần học hỏi cách:
Quản lý xung đột với bạn bè.
Giao tiếp với người khác, ngay cả khi trẻ không muốn.
Tự ủng hộ bản thân.
Đương đầu với những kẻ bắt nạt.
Trung kiên, ngay cả khi hoàn cảnh rất khó khăn.
Ân cần, ngay cả khi người khác không ân cần với trẻ.
Các kỹ năng và sự tự tin mà trẻ cần đạt được ngay trong những giai đoạn đầu sẽ giúp trẻ vững vàng đối mặt với những thử thách mới.
Những trẻ cảm thấy mình là người tốt, có khả năng, được quan tâm chăm sóc sẽ là những người biết đưa ra quyết định tốt.
Những trẻ cảm thấy cha mẹ chấp nhận và hỗ trợ sẽ quay trở về bên cha mẹ để nghe lời khuyên và sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
Những trẻ quan sát cha mẹ kiểm soát xung đột, tức giận và căng thẳng mà trong bình yên hoặc không sử dụng bạo lực cũng sẽ giải quyết tốt các xung đột của trẻ như vậy.
Những trẻ thấy rằng cha mẹ lắng nghe, giao tiếp và cư xử tôn trọng người khác cũng sẽ làm tương tự với bạn bè và thầy cô giáo.
Mọi thứ mà chúng ta làm để xây dựng mối quan hệ tốt và đáng tin cậy với con trẻ trong những năm đầu đời giờ sẽ giúp trẻ kiểm soát tốt các tình huống khó khăn.
Trẻ hiểu được sự phức tạp trong các mối quan hệ là thách thức lớn đối với trẻ. Trẻ hoàn toàn thấy mới mẻ với các vấn đề trên. Trẻ sẽ phạm lỗi bởi vì trẻ chưa hiểu mọi vấn đề như chúng ta.
Nhưng khi trẻ cố gắng, thất bại và thành công, trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều từ người khác và từ bản thân. Trẻ sẽ cảm thông với người khác hơn. Và trẻ sẽ hiểu thêm về những niềm tin và giá trị sống của mình.
Nhiệm vụ chính của cha mẹ trong giai đoạn này là hỗ trợ và hướng dẫn trẻ. Trẻ sẽ coi cha mẹ là những tấm gương và là người hướng dẫn trẻ.
Với vai trò là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất đối với tre, chúng ta sẽ thể hiện cho trẻ thấy qua các hành vi của chúng ta những điều sau:
Tôn trọng quyền của người khác.
Ân cần với người khác.
Giúp đỡ người khác.
Nhận biết được khi làm tổn thương người khác.
Sửa chữa lỗi.
Xin lỗi chân thành.
Trung kiên.
Hành động chính trực.
Với trẻ từ 5 - 9 tuổi, đây là giai đoạn rất quan trọng bởi vì giai đoạn này là cầu nối giữa thời thơ ấu và giai đoạn vị thành niên.
Chúng ta có thể xây dựng tiếp những nền tảng mà chúng ta đã xây dựng cho con cái trong những năm đầu đời. Và chúng ta có thể giúp trẻ bước vào giai đoạn biết đưa ra quyết định độc lập - giai đoạn thanh thiếu niên.
( Theo Lamchame.com )