Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Chứng thoát vị ở trẻ nhỏ
Thoát vị còn được gọi là chứng sa ruột với 2 thể chính thoát vị bẹn và thoát vị rốn hoặc gần rốn và thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Vậy tại sao trẻ lại hay mắc căn bệnh này?

Nguyên nhân do đâu?


Thoát vị bẹn là do một loại kết cấu được gọi là ống bẹn đã không đóng lại sau khi tinh hoàn đã định vị ở bìu (thường diễn ra ở tháng 8 -9 của thai nghén). Đây là loại ống ở háng để nối từ bụng xuống tinh hoàn. Nếu các ống ở bẹn mở ra thì các bộ phận khác trong khoang bụng sẽ có chiều hướng sa xuống dưới.

Nhân tố di truyền có thể rất quan trọng, nếu ai đó trong gia đình bạn bị bệnh này thì các thành viên khác thường bị ảnh hưởng đặc biệt là thoát vị rốn.

Con trai hay con gái thường bị căn bệnh này?

Cứ ít nhất 50 cậu bé thì có một trường hợp là mắc chứng thoát vị bẹn và con trai thường hay mắc phải bệnh này nhiều hơn phái nữ.

Các triệu chứng của bệnh.

Thoát vị thường có biểu hiện là các u, cục ở bụng hoặc cảm giác sưng đau không thường xuyên (thường bị thoát vị ở rốn). Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như khóc, ho, mệt mỏi, căng thẳng, sức khỏe giảm sút hoặc bất cứ biểu hiện nào liên quan đến vùng bụng thì rất có thể trẻ bị mắc chứng thoát vị.

Thoát vị thường không gây đau nhưng khi ruột chèn ép các cơ quan trong khoang bụng sẽ làm cho máu không được cung cấp đầy đủ và gây ra đau đớn. Tình trạng này thường không diễn ra liên tục nên dễ gây chủ quan và khi ruột tiếp tục sa xuống sẽ  gây tắc mạch máu hoặc bị nghẹt thoát vị thì chúng khó có thể trở về trạng thái ban đầu.

Nếu để lâu thì rất dễ dẫn đến nguy cơ bị tắc ruột hoặc tinh hoàn (bé trai) hoặc nôn mửa, khó ở, xuất hiện kinh nguyệt (bé gái).

Chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn nghi ngờ bé bị thoát vị, đặc biệt nếu chỗ sưng ngày càng căng và đau thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Các bác sĩ có thể kiểm tra bằng các bài test đơn giản.

Thoát vị ở rốn có thể không cần phải điều trị và thường được cải thiện theo thời gian khi các cơ ở bụng phát triển nhưng nếu tình hình không tiến triển khi trẻ được 5 tuổi thì khả năng phẫu thuật là rất lớn. Phẫu thuật thoát vị bẹn chủ yếu để "đóng" các ống dẫn, những chỗ bị khiếm khuyết lại.   

Tốt nhất là nên đưa bé đi khám nếu chỗ sưng tấy lên một cách không bình thường.

Dân Trí
Theo BBC
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đái dầm ở trẻ em (21/4)
 Bệnh “búp bê”: Sống nhờ ăn bắp (13/4)
 Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em (9/4)
 Những ngộ nhận về răng sữa (6/4)
 Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ (5/4)
 Bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể mù nếu không phát hiện sớm (2/4)
 4 bệnh trẻ thường gặp mùa nắng nóng (31/3)
 Bệnh viêm tai giữa thanh dịch (30/3)
 Hội chứng (28/3)
 Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh! (16/3)
 Làm gì khi con bạn nhiều ráy tai. (16/3)
 Đục thủy tinh thể ở trẻ em (2/3)
 Bệnh Wilkie ở trẻ (1/3)
 Mùa nắng: bệnh nhi tăng (28/2)
 Bài thuốc dành cho trẻ bị bệnh sởi (30/1)
 Những thắc mắc về bệnh tiểu đường ở trẻ em (15/1)
 Trẻ bệnh viêm mũi xoang tăng cao (12/1)
 Trẻ bị nhức đầu: Chớ coi thường! (11/1)
 Bệnh vàng da ở trẻ (10/1)
 Bệnh viêm não - màng não (3/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i