Bệnh khác
   Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ
 
Thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp sưng tim nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi.

Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim, ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật. Chỉ có khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này.

Bệnh cần được điều trị như thế nào?

Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện. Trẻ cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường ít nhất là 2 tuần, những trường hợp nặng có khi phải nghỉ ngơi 6 tuần tới 3 tháng. Nếu trẻ nào bị sưng tim, suy tim phải ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn, không ăn nước mắm, nước tương và chỉ uống nước khi khát mà thôi.

Bác sĩ sẽ cho trẻ uống kháng sinh Penicillin trong 10 ngày để điều trị viêm họng và uống thuốc chống sưng khớp - aspirin, sưng tim - prednisone ít nhất là 6 tuần. Những trẻ bị suy tim còn được cho thêm các thuốc điều trị suy tim. Gia đình phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cho trẻ uống các thuốc chống sưng và điều trị suy tim này, không tự động ngưng, tăng hoặc giảm liều thuốc, vì như thế bệnh có thể nặng lên hoặc rất nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị múa giật sẽ được cho thuốc an thần, thuốc này chỉ cho trẻ uống dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Bệnh có thể hoàn toàn tránh được nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Trẻ viêm họng nên đi khám bác sĩ để được cho uống đúng thuốc kháng sinh và đủ thời gian. Những trẻ đã bị thấp tim rồi bắt buộc phải tái khám định kỳ mỗi 4 tuần để được cho tiêm chích hoặc uống thuốc phòng tái phát bệnh trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.

Theo dõi trẻ bệnh thấp tim ra sao?

Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tuỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng lên nhiều. Khi trẻ sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay.

Theo Nhân dân.
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể mù nếu không phát hiện sớm (2/4)
 4 bệnh trẻ thường gặp mùa nắng nóng (31/3)
 Bệnh viêm tai giữa thanh dịch (30/3)
 Hội chứng (28/3)
 Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh! (16/3)
 Làm gì khi con bạn nhiều ráy tai. (16/3)
 Đục thủy tinh thể ở trẻ em (2/3)
 Bệnh Wilkie ở trẻ (1/3)
 Mùa nắng: bệnh nhi tăng (28/2)
 Bài thuốc dành cho trẻ bị bệnh sởi (30/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i