Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Thủy đậu: Không cho trẻ bệnh dùng thuốc Aspirine
Trẻ mắc bệnh thủy đậu, không được dùng thuốc Aspirine hoặc thuốc có chứa Aspirine. Phụ nữ có thai hoặc sắp có thai hãy cẩn trọng với  vắc-xin ngừa thủy đậu.

Bệnh thủy đậu đang lây lan nhanh tại nhiều địa phương. Riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2. Trong hai tháng đầu năm 2007, số trẻ mắc bệnh thủy đậu nhập viện tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006.

Các bác sĩ còn cảnh báo: có thể bệnh thủy đậu sẽ tăng cao nhất ở tháng ba và kéo dài đến tháng năm. Việc phòng bệnh như thế nào và cần tránh những sai lầm gì?

Bác sĩ Lê Đức Thọ (Bệnh viện Hoàn Mỹ) trong bài trả trả lời trên báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 19/3 đã có một số điều lưu ý các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc cho trẻ mắc bệnh thủy đậu.

Không được uống thuốc Aspirine hoặc có chứa Aspirine

Đó là không gãi, nặn các nốt đậu vì sẽ gây bội nhiễm vi trùng; cắt ngắn móng tay, thoa các nốt đậu bằng dung dịch xanh Methylen. Có thể tắm bằng các dung dịch làm dịu cơn ngứa (Calamine) với nước ấm và dùng thuốc chống ngứa.

Ở một số nơi vẫn còn thói quen dùng gốc rạ để nấu nước tắm cho trẻ mắc bệnh thủy đậu, BS Lê Đức Thọ khuyến cáo, không dùng gốc rạ nấu nước tắm. Việc làm này hoàn toàn không hiệu quả mà còn có thể gây biến chứng nhiễm trùng.

Tuyệt đối không dùng Aspirine hay các thuốc có chứa aspirine (Aspegic, Algotropyl, Eftifar ) để hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu vì có nguy cơ bị hội chứng Reye gây tổn thương gan - não nghiêm trọng, có thể tử vong.

Để hạ nhiệt, chỉ nên dùng các thuốc loại Acetaminophen hay Paracetamol.

Cần đi khám, điều trị sớm trong vòng 24 giờ sau khi hồng ban xuất hiện để giúp bệnh mau lành, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Việc dùng thuốc điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp cụ thể phải do bác sĩ chuyên khoa nhi, nhiễm hay da liễu chỉ định.

Không nên tự ý dùng thuốc, nhất là các trường hợp có thể có biến chứng.

Tiêm ngừa thủy đậu: Nên tiêm ngừa hai lần

Không tiêm ngừa thủy đậu ở người đã từng bị thủy đậu, người bị dị ứng với một trong các thành phần vắc-xin, phụ nữ đang có thai, trẻ đang dùng Aspirine, người đang dùng các sản phẩm huyết học truyền máu, immunoglobulin) trong vòng năm tháng trước ngày định tiêm ngừa; người đang bị các bệnh ung thư, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; đang điều trị bằng corticoides lâu ngày (suyễn, viêm khớp...), bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS.

Vắc-xin thủy đậu hiện có giá trung bình 300.000 đồng/liều. Trẻ 12-18 tháng tuổi tiêm một lần duy nhất. Trẻ 19 tháng tuổi đến 12 tuổi chưa từng bị thủy đậu cũng tiêm một lần duy nhất. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu: tiêm hai lần cách nhau ba tháng.

Tránh mang thai trong vòng ba tháng đầu sau khi tiêm ngừa vì vắc-xin thủy đậu có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vắc-xin phòng thủy đậu bắt đầu có tác dụng phòng bệnh từ 2-5 ngày đầu sau khi tiêm, trong khi thời gian ủ bệnh thủy đậu phải mất 7-21 ngày, do đó nên đi tiêm phòng ngay sau khi vừa tiếp xúc với bệnh nhân.

Theo khuyến cáo mới nhất của ACIP - Ủy ban cố vấn về thực hiện chủng ngừa của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ : Trẻ dưới 13 tuổi nên được chủng ngừa hai liều, liều thứ nhất khi 12-15 tháng tuổi, liều thứ hai lúc 4-6 tuổi, trước khi đi học. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn: tiêm hai liều, cách nhau ba tháng.

Sở dĩ phải tiêm ngừa hai lần do tác dụng của vắc-xin ngừa thủy đậu giảm dần theo thời gian, chỉ với một liều tiêm phòng duy nhất cho trẻ dưới 12 tuổi đã không đủ bảo vệ các cháu.

(Theo Tuổi Trẻ)
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngừa bệnh Rubella, thủy đậu, chân – tay – miệng ra sao? (17/3)
 Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. (16/3)
 Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu (15/3)
 Bệnh trái rạ, thời điểm thích hợp để tiêm ngừa (22/11)
 Biến chứng thần kinh ở trẻ bị bệnh tay-chân-miệng (21/9)
 Phòng ngừa bệnh “chân, tay, miệng” (15/9)
 Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác (25/7)
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i