Bệnh truyền nhiễm
   Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
 
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cảnh báo: “Đây là thời điểm thuận lợi để bệnh thuỷ đậu phát triển. Nếu cha mẹ không biết cách phòng ngừa bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não".
 
Bệnh thủy đậu không nặng nhưng phức tạp và dễ biến chứng.

Bệnh lây nhiễm do virus

Theo BS Lâm, thuỷ đậu là bệnh nhiễm virus cấp tính toàn thân với khởi bệnh đột ngột, sốt nhẹ, sau đó ở da xuất hiện những nốt phỏng nước như hạt đậu. Sau 3-4 ngày, những nốt phỏng bắt đầu xẹp nước và để lại những nốt vảy.

Các tổn thương của nốt đậu thường xuất hiện nhiều ở chỗ kín hơn chỗ hở, thường mọc nhiều ở các vùng như: Da đầu, hố nách, niêm mạc miệng, đường hô hấp trên, kết mạc. Trong một vài trường hợp, bệnh ở thể ẩn, không xuất hiện những nốt phỏng.

BS Lâm khẳng định, bệnh thuỷ đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất, nhất là ở giai đoạn đầu mới phát ban. Cơ chế lây truyền là từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp. Khi tiếp xúc, những giọt nước bọt bắn trong không khí có chứa virus gây bệnh thuỷ đậu sẽ dễ dàng lây sang người lành, nhất là trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng yếu ớt.

Vì vậy, ở những nơi tập trung đông trẻ như các trường mẫu giáo, các trường tiểu học, nếu xuất hiện một vài ca bệnh thuỷ đậu sẽ rất dễ lây lan thành dịch. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2-3 tuần. Thời kỳ lây truyền dài nhất là 5 ngày, thường từ 1-2 ngày trước khi phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp phỏng rạ đầu tiên.

Điều trị đúng cách

“Phải cách ly với người lành ngay khi bé có dấu hiệu mắc bệnh”, bs Lâm khuyến cáo. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của người bệnh đều được dùng riêng, nhất là bát, đũa, khăn mặt.

Khi trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ, không được tự ý tắm cho trẻ bằng các loại lá theo chỉ dẫn truyền miệng dân gian để tránh tình trạng bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Tuỳ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, trong đó thuốc đặc hiệu để diệt virus là không thể thiếu.

Kết quả cho thấy, điều trị đặc hiệu bằng cả 2 loại thuốc vidarabin (adenin arabinosit, Ara-A) và acycclovir (zovirax) đều có hiệu quả tốt, nhưng bệnh nhân cần được điều trị sớm trong vòng 24 giờ sau khi nổi các nốt phỏng.

Đặc biệt, thuốc acycclovir có tác dụng rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng và đau ở những người cao tuổi. Phần lớn, nếu ở thể nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định bôi dung dịch xanhmethilen.

Tiêm vaccine để phòng bệnh

BS Lâm cũng cho hay, cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine. Liều đơn 0,5ml tiêm dưới da, tiêm cho trẻ cảm nhiễm từ 12 tháng đến 12 tuổi. Hiệu lực bảo vệ của vaccine này từ 70-90% trong vòng 3-6 năm.

Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp đã tiêm phòng vaccine nhưng vẫn mắc bệnh.

Phần lớn các trường hợp đã tiêm phòng mắc bệnh đều ở thể nhẹ, các nốt phỏng sẽ ít hơn, triệu chứng lâm sàng (sốt, ho, bội nhiễm) sẽ ít hơn. Những người có những bệnh mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch nên được tiêm nhắc lại vaccine liều thứ 2, khoảng cách với liều đầu khoảng 4 tuần

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu khá nguy hiểm, trong trường hợp để bệnh tiến triển quá nặng, sẽ dẫn đến biến chứng viêm phổi virus tiên phát, viêm thận, viêm tuỵ. Còn ở trẻ em bệnh thường gây biến chứng nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần lưu ý: Nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh! Kết quả theo dõi cho thấy, có tới 25% thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thời kỳ đầu của thai kỳ.

Điều nguy hiểm là phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thuỷ đậu trong vòng 1 tuần trước và sau khi sinh thì có tới 30% trẻ em sinh ra có thể bị tử vong do mắc hội chứng thuỷ đậu do bị nhiễm bệnh thuỷ đậu từ mẹ quá sớm.

Theo VTC.
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh trái rạ, thời điểm thích hợp để tiêm ngừa (22/11)
 Biến chứng thần kinh ở trẻ bị bệnh tay-chân-miệng (21/9)
 Phòng ngừa bệnh “chân, tay, miệng” (15/9)
 Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác (25/7)
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i