Bệnh truyền nhiễm
   Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào?
 

Những ngày qua, hơn 70 học sinh ở một số trường tiểu học, trung học cơ sở tại các quận, huyện ở TP.HCM đã bị các triệu chứng của bệnh rubella tấn công. Bệnh rubella có gây nguy hiểm cho trẻ hay bà mẹ mang thai? Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết:

- Không chỉ ở trẻ em, bệnh rubella còn xảy ra ở nhiều lứa tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở những người chưa mắc rubella lần nào, hoặc chưa từng được chủng ngừa trước đó. Rubella xảy ra rải rác quanh năm, nhưng có năm cũng xảy ra theo mùa (thường bệnh xảy ra nhiều vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6). Những nơi đông người như trường học, công ty, xí nghiệp, khu nhà trọ là môi trường dễ làm lây nhiễm bệnh rất nhanh, bởi rubella lây qua đường hô hấp.

* Triệu chứng bệnh như thế nào?

- Trẻ mắc bệnh rubella thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, ho... sau cùng là nổi ban (ban có màu hồng, hình tròn hoặc hình răng cưa), nổi hạch sau tai cùng lúc phát ban. Thiếu niên và người lớn mắc bệnh thì thường nặng hơn trẻ nhỏ, có kèm theo sốt cao. Thời gian ủ bệnh của rubella từ 10 - 14 ngày, sau khi nổi ban khoảng vài ngày thì hết.

* Bệnh có để lại di chứng gì không?

- Nếu trẻ mắc bệnh nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hạn chế vận động để tránh biến chứng (viêm phổi), không cần nhập viện. Cần cách ly không cho trẻ mắc bệnh đến lớp, không cho công nhân có bệnh đến sở làm, xử lý môi trường nơi xảy ra bệnh để tránh lây lan bệnh.

Những nốt ban do bệnh rubella sau khi lặn đi không để lại sẹo. Bệnh không nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mắc bệnh rubella ở thời điểm này có thể làm sẩy thai, hoặc trẻ sinh ra có thể mắc rubella bẩm sinh, bị dị dạng (đầu nhỏ, bại não, tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể...). Phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa cho trẻ ở thời điểm từ 12 - 18 tháng tuổi, khi trẻ 5 - 6 tuổi tiêm nhắc lại một mũi nữa. Nếu trẻ lớn trên 5 tuổi thì chỉ tiêm một mũi. Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cần tiêm ngừa trước khi mang thai.

Thanh Niên

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i