Sức khoẻ
Tin tức > Sức khoẻ
   Búi giun hơn 100 con làm tắc ruột bé trai

 

Bé trai 2 tuổi rưỡi sốt, tiêu phân lỏng, bác sĩ phát hiện hơn 100 con giun đũa lớn nhỏ làm tắc ruột bé khiến 70 cm ruột non xoắn hoại tử.


Ngày 1/11, ThS.BS Phạm Nguyễn Hiền Nhân, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bệnh nhi ngụ Bình Dương sốc nhiễm trùng nặng dẫn đến suy hô hấp, phải đặt nội khí quản thở máy. Kíp mổ phải xẻ ruột non nhiều nơi mới có thể lấy hết giun đũa ra ngoài. Đoạn ruột non hoại tử được cắt bỏ, khâu nối.

 

Sau mổ, bệnh nhi dần hồi phục, ăn uống trở lại bình thường. Bác sĩ hướng dẫn gia đình sau này phải xổ giun định kỳ.

 

Giun đũa là loại ký sinh trùng phổ biến, tên khoa học Ascaris lumbricoides. Chúng thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 2-10 tuổi, sống trong môi trường kém vệ sinh, có khí hậu nóng ẩm. Nguy cơ nhiễm giun từ thói quen cầm nắm, ăn uống mà không vệ sinh tay kỹ, tiếp xúc với đất cát chứa trứng giun. Sau khi vào cơ thể, trứng giun nở thành ấu trùng, phát triển thành giun trưởng thành.

 

Giun tập trung với số lượng lớn có thể gây tắc nghẽn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông bình thường của đường ruột. Biểu hiện nhẹ có thể nhận thấy là suy dinh dưỡng, đau bụng. Các dấu hiệu thường gặp là đau bụng dữ dội, nôn ói, đặc biệt là nôn ra dịch màu xanh vàng hoặc nôn ra giun; bụng chướng, bí trung tiện, bí đại tiện; trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi và sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm.

 

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, phát hiện chậm trễ, búi giun có thể dẫn đến tắc ruột hoàn toàn, làm giãn và hoại tử đoạn ruột bị tắc, gây nhiễm trùng máu và sốc nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tính mạng và để lại hậu quả lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.

 

Nếu trẻ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ chỉ định dùng thuốc tẩy giun để loại bỏ ký sinh trùng, kèm các biện pháp hỗ trợ như giảm đau, truyền dịch và thuốc chống nôn để hỗ trợ đào thải giun ra ngoài. Trường hợp tắc ruột do búi giun nghiêm trọng, đặc biệt có nguy cơ hoại tử ruột, bệnh nhi cần được phẫu thuật để loại bỏ búi giun và làm sạch đoạn ruột bị tắc. Phẫu thuật được coi là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh tình đã diễn tiến nặng.

 

Để phòng bệnh giun đũa và các biến chứng liên quan, bác sĩ khuyến cáo trẻ nên được tẩy giun mỗi 6 tháng. Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chơi, đặc biệt khi tiếp xúc với đất. Đảm bảo thực phẩm cho trẻ ăn đã được nấu chín kỹ, uống nước sạch, hạn chế các nguồn thức ăn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

 

Nhân viên y tế trong phòng mổ. Ảnh: Quỳnh Trần

 

Lê Phương (Vnexpress.net)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé trai 7 tuổi ở Quảng Nam tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn (4/11)
 Vụ 15 học sinh nhập viện ở Quảng Nam: Không phải do ngộ độc thực phẩm (31/10)
 TPHCM: Chưa đủ căn cứ xác định ngộ độc thực phẩm tại Trường THPT Lê Quý Đôn (31/10)
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh: Làm sao nâng cao tầm vóc Việt? (21/10)
 Số hóa hồ sơ sức khỏe học sinh (21/10)
 Bộ Y tế đề xuất GAVI tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine mới và vaccine tiêm chủng mở rộng (15/10)
 Xuất hiện ổ dịch bệnh thủy đậu tại trường mẫu giáo (15/10)
 Sự thật thông tin TPHCM xuất hiện "đợt bệnh hô hấp mới" (8/10)
 Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng tăng (8/10)
 Trẻ mắc sởi thường giảm miễn dịch lâu dài (23/9)
 TP HCM gấp rút hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine sởi (23/9)
 TPHCM: Ưu tiên tiêm vaccine sởi cho trẻ ở khu vực thường xuyên có biến động dân cư (10/9)
 TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine sởi tại trường học (10/9)
 Trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng sản phẩm điện tử bao lâu mỗi ngày để không gây hại? (5/9)
 TPHCM ghi nhận 21 ca bệnh sởi là học sinh mầm non, tiểu học (5/9)
 Lo ngại sởi, ho gà, tay chân miệng... tăng cao khi trẻ quay lại trường học (26/8)
 Cận thị tăng vì trẻ mải xem ti vi, điện thoại dịp hè (18/7)
 Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng (18/7)
 Viêm tai giữa - bệnh thường gặp khi trẻ đi bơi (15/7)
 Đây là mùa trẻ em dễ bị đuối nước, vì vậy hãy ghi nhớ những mẹo phòng chống đuối nước này nhé! (21/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i