Sức khoẻ
Tin tức > Sức khoẻ
   Số hóa hồ sơ sức khỏe học sinh

 

Lợi ích trong việc số hóa quản lý sức khỏe học sinh là rất lớn, tuy vậy hiện vẫn hiếm địa phương thực hiện đồng bộ...

 

Ảnh minh họa ITN.


Năm học 2024 - 2025, lần đầu tiên các trường học tại TPHCM triển khai tập huấn, tổ chức khám sức khỏe và tầm soát bệnh tật học đường với việc sử dụng các biểu mẫu chuẩn do sở Y tế phối hợp với sở GD&ĐT xây dựng.

 

Đây là dấu mốc quan trọng để thành phố triển khai chuyển đổi số dữ liệu sức khỏe học sinh kể từ năm học 2024 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Qua đó, thành phố sẽ có dữ liệu sức khỏe của hơn 1,7 triệu học sinh.

 

Các biểu mẫu khám được sở Y tế và sở GD&ĐT nghiên cứu thiết kế để bao quát đầy đủ các khía cạnh, từ thể chất đến tinh thần, bao gồm chỉ số về chiều cao, cân nặng, thị lực, thính lực, cũng như đánh giá về tình trạng răng miệng, dinh dưỡng và sức khỏe tâm thần.

 

Cùng đó, Sở Y tế TPHCM cũng tổ chức các lớp tập huấn về công tác khám sức khỏe học sinh và cách sử dụng phần mềm trực tuyến để quản lý, công khai nhân sự và cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe học sinh để các trường chọn lựa.

 

Quản lý sức khỏe học sinh là một trong 5 nội dung chủ yếu của chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 và cũng là một trong những nội dung chính của công tác y tế trường học được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT.

 

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trên cả nước đã tổ chức kiểm tra sức khỏe học sinh vào đầu mỗi năm học theo quy định. Việc kiểm tra giúp phát hiện sớm các bệnh, tật học đường, kịp thời chuyển trẻ đến cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

 

Tuy vậy, thực tế hoạt động kiểm tra cũng như quản lý sức khỏe học sinh hiện còn một số hạn chế. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh, nhân sự thực hiện công việc này chưa đáp ứng đầy đủ. Quy trình và điều kiện của cơ sở kiểm tra sức khỏe học sinh thiếu sự thống nhất.

 

Đáng chú ý, nhiều nơi kết quả kiểm tra được ghi trên phiếu giấy, gây khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo và quản lý. Những trường học đã áp dụng phần mềm quản lý, trong đó có dữ liệu sức khỏe học sinh, kết nối với cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, nhưng dữ liệu này chưa đồng bộ với ngành Y tế, nên giá trị tham khảo trong phát hiện, điều trị bệnh, tật chưa cao.

 

Số hóa công tác quản lý sức khỏe học sinh không chỉ giúp chuẩn hóa hoạt động kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh tật học đường để kịp thời điều trị theo chuyên khoa, mà còn giúp ngành Y tế nhận diện được mô hình bệnh, tật học đường của học sinh trên địa bàn, nhằm chủ động có giải pháp chăm sóc và can thiệp điều trị kịp thời.

 

Dữ liệu số hóa cũng giúp tạo ra một bức tranh toàn diện về sức khỏe mỗi học sinh, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này cho phép các nhà chuyên môn đưa ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe theo hướng cá nhân hóa, đảm bảo mỗi học sinh đều nhận được sự chăm sóc phù hợp nhất.

 

Lợi ích trong việc số hóa quản lý sức khỏe học sinh là rất lớn, tuy vậy hiện vẫn hiếm địa phương thực hiện đồng bộ. Nguyên nhân do hoạt động này cần sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về nhân lực, vật lực, tài chính, thời gian, mang tính liên ngành...

 

Như tại TPHCM, để chuẩn bị cho việc chuyển đổi số dữ liệu sức khỏe học sinh, sở Y tế đã làm việc với sở GD&ĐT hơn 1 năm trước nhằm chuẩn hóa các biểu mẫu khám, xây dựng chương trình tập huấn, phần mềm nhập liệu thông tin, đầu tư công nghệ để đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của dữ liệu...

 

Là mô hình cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện đại, số hóa dữ liệu sức khỏe học sinh như cách TPHCM đang làm, cần được nhân rộng. Để mô hình phát huy hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của ngành Giáo dục, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, đặc biệt ngành Y tế, trên định hướng chuyển đổi số quốc gia.

 

Theo Giaoducthoidai

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bộ Y tế đề xuất GAVI tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine mới và vaccine tiêm chủng mở rộng (15/10)
 Xuất hiện ổ dịch bệnh thủy đậu tại trường mẫu giáo (15/10)
 Sự thật thông tin TPHCM xuất hiện "đợt bệnh hô hấp mới" (8/10)
 Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng tăng (8/10)
 Trẻ mắc sởi thường giảm miễn dịch lâu dài (23/9)
 TP HCM gấp rút hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine sởi (23/9)
 TPHCM: Ưu tiên tiêm vaccine sởi cho trẻ ở khu vực thường xuyên có biến động dân cư (10/9)
 TP HCM khởi động chiến dịch tiêm vaccine sởi tại trường học (10/9)
 Trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng sản phẩm điện tử bao lâu mỗi ngày để không gây hại? (5/9)
 TPHCM ghi nhận 21 ca bệnh sởi là học sinh mầm non, tiểu học (5/9)
 Lo ngại sởi, ho gà, tay chân miệng... tăng cao khi trẻ quay lại trường học (26/8)
 Cận thị tăng vì trẻ mải xem ti vi, điện thoại dịp hè (18/7)
 Học sinh bị xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng (18/7)
 Viêm tai giữa - bệnh thường gặp khi trẻ đi bơi (15/7)
 Đây là mùa trẻ em dễ bị đuối nước, vì vậy hãy ghi nhớ những mẹo phòng chống đuối nước này nhé! (21/6)
 Nguy kịch sau khi chạm vào dây sạc điện thoại đang cắm (14/6)
 Vụ 2 bà cháu tử vong, 2 người nhập viện vì viêm màng não mô cầu: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn (14/6)
 Hai trẻ bị đuối nước bể bơi khi theo bố mẹ đi nghỉ dưỡng ở Hạ Long (7/6)
 Bé 3 tuổi bị quạt máy cắt đứt lìa ngón tay (7/6)
 Dùng nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho trẻ có nên không? (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i