Bệnh về tiêu hóa
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh về tiêu hóa
   Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông

TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, tuy mới ở thời điểm giao mùa thu - đông, song theo những số liệu mới nhất cho thấy miền Bắc có nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy mùa đông.

Dễ lây chéo

 TS Dũng cho biết, tiêu chảy mùa đông thường do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ bị bệnh thường có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy... Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.

 Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình. Thậm chí, có gia đình cả nhà đều bị bệnh tiêu chảy do khâu vệ sinh, phòng chống kém. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh tiêu chảy mùa đông bùng phát thành dịch rất nhanh.

 Mặc dù đây là bệnh thông thường nhưng đáng lo ngại là tình trạng phụ huynh điều trị sai, coi thường hoặc hiểu nhầm tiêu chảy mùa đông sang bệnh khác đang rất phổ biến. Ngay tại Hà Nội, hiện vẫn có nhiều cháu bé được đưa tới bệnh viện quá muộn. Khi nhập viện đều có triệu chứng nôn, sốt cao trên 38oC và mất nước trầm trọng. Nguyên nhân do bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, các triệu chứng tiêu chảy không xuất hiện đồng thời và mất đi sớm, nên phụ huynh thường hiểu nhầm là trẻ sốt, quấy do mọc răng, hay bị cảm về đêm...

 Cẩn trọng khi bù dịch

 TS Dũng khẳng định, trẻ bị tiêu chảy mùa đông bị mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Tuy nhiên, nhiều gia đình bù phụ nước, điện giải cho trẻ không hợp lý. Điển hình là các trường hợp chỉ cho trẻ uống nước lọc nên không hiệu quả; cho trẻ uống cháo gạo quá mặn, uống nước hoa quả pha đường, thậm chí cho trẻ uống cocacola, soda và các loại nước có ga cấm dùng cho trẻ tiêu chảy... làm cho trẻ càng tiêu chảy nặng hơn.

 Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng nước oresol. Thị trường hiện có nhiều loại oresol dành cho trẻ em với hương vị rất dễ uống. Oresol pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bồi phục nước và điện giải đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong. Cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn pha oresol, pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml theo quy định ghi ở ngoài gói và cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu có điều kiện dùng thêm các loại thuốc giúp ruột nhanh hồi phục như men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

 Tuyệt đối không dùng kháng sinh

 Khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường, không kiêng khem. Nhiều bà mẹ quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì phải hạn chế thậm chí nhịn ăn, kiêng thịt, cá, chất tanh, đường, sữa... làm trẻ không đủ sức chống đỡ lại bệnh tật nên tiêu chảy càng kéo dài, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao. Do vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hoá và ăn nhiều bữa nhỏ.

 Khi bé bị tiêu chảy do virus, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống thuốc kháng sinh nếu không sẽ có nguy cơ rối loạn vi khuẩn đường tiêu hoá, làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn, hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

 Hay như nhiều gia đình vẫn cho trẻ ăn các loại lá và quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh... ngay lập tức sẽ có tác dụng cầm tiêu chảy. Vì chất Tanin có tác dụng làm săn màng ruột, có tác dụng ngay tức khắc, nhưng cách điều trị này có thể gây hại cho cơ thể. Vì thực chất, bệnh chỉ đỡ giả tạo, còn các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hoá chất... thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.

 Phòng bệnh ỉa chảy cho trẻ trong mùa lạnh quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

 Hồng Hải


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhiễm độc vì kỵ thức ăn (18/9)
 Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. (11/9)
 Đau bụng ở trẻ em. (5/9)
 Tiêu chảy: Bệnh thường gặp ở trẻ em (5/9)
 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nắng. (29/8)
 Men tiêu hóa....khó tiêu hóa! (16/8)
 Ỉa chảy cấp ở trẻ em. (20/4)
 Tiêu chảy mùa hè - Bệnh không thể coi thường (19/4)
 Lồng ruột ở trẻ nhỏ (13/4)
 Các biểu hiện bình thường ở hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ (22/3)
 Ăn vội vàng có thể gây thủng ruột (20/3)
 Làm gì khi bé bị táo bón? (9/2)
 Xử trí tại nhà khi bé bị đi chảy. (21/1)
 Hai loại vắc-xin mới phòng tiêu chảy (6/1)
 Trẻ và bệnh viêm ruột thừa (10/10)
 Bệnh lý trực trùng ở trẻ em: Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân (12/9)
 Bệnh đường ruột ở trẻ có liên quan đến chế độ ăn dặm (18/7)
 Trẻ đau bụng cấp: Không nên xem thường (19/1)
 Viêm tai giữa có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ em (9/12)
 Viêm ruột thừa trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i