Bệnh về tiêu hóa
   Trẻ đau bụng cấp: Không nên xem thường
 
Có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng khiến trẻ bị đau bụng cấp cần được can thiệp ngoại khoa khẩn cấp như đau ruột thừa, lồng ruột, thoát vị nghẹt, xoắn thừng tinh... Vì vậy, khi trẻ có cơn đau bụng cấp, cần đưa đi khám càng sớm càng tốt. Một số căn nguyên gây đau bụng cấp và cách nhận biết: Viêm ruột thừa cấp: Sốt vừa 38 độ C, đau tự phát khu trú ở hố chậu phải, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Đau kèm phản ứng thành bụng khi sờ nắn vào hố chậu phải. Viêm ruột thừa ở trẻ còn bú rất khó chẩn đoán. Người ta thường khám khi trẻ đang ngủ trên tay người mẹ, nắn bụng bên trái trẻ vẫn ngủ yên nhưng chỉ nắn nhẹ bên phải, trẻ thức ngay hoặc giãy giụa. Lồng ruột cấp tính: Thường gặp ở trẻ 6-18 tháng tuổi với những cơn đau ngắt quãng khiến trẻ kêu thét khi đau, da tái nhợt, nôn hoặc bỏ bú. Bụng trẻ rất khó khám trong cơn đau, giữa các cơn đau lại bình thường. Sờ nắn vùng hố chậu phải thấy rỗng trong khi có thể sờ được đoạn ruột lồng qua thành bụng phía dưới gan. Thăm trực tràng sau vài giờ thấy ít phân lẫn nhày và máu. Xoắn thừng tinh ở trẻ em nam: Nên nghĩ đến bệnh này nếu thấy trẻ đột ngột đau tinh hoàn kết hợp với triệu chứng tinh hoàn tăng thể tích và rất đau khi sờ, đụng vào. Hậu quả xoắn thừng tinh thường nặng nề. Nếu chẩn đoán và điều trị chậm, tinh hoàn có thể bị hoại tử thành mủ thoát ra khỏi bìu qua đường rò hoặc hoàn toàn bị teo trong vài tháng. Xoắn thừng tinh là một cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp ngay. - Xoắn u nang buồng trứng ở trẻ gái: Đau bụng dưới kèm theo nôn. Bác sĩ khám qua trực tràng sẽ thấy một u ở vùng khung chậu hoặc chậu-bụng. Thoát vị bẹn nghẹt: Thắt nghẹt luôn là mối đe dọa đối với thoát vị bẹn ở trẻ em. Nguy cơ thắt nghẹt cao ở trẻ ít tuổi, sinh thiếu tháng. Khi bị nghẹt, khối thoát vị căng và đau, không thu hồi lại được như mọi lần, sờ nắn vào trẻ phản ứng kêu khóc. Thoát vị bẹn nghẹt ở nam cũng như nữ, nếu không xử trí kịp thời sẽ gây tổn thương nặng đối với tạng bị nghẹt, đặc biệt là hoại tử vành quai ruột - nguyên nhân dẫn đến tử vong. Lưu ý: trong thoát vị bẹn ở nam, các tạng sa xuống về phía bìu; còn ở nữ, các tạng sa về phía môi lớn. BS TRẦN TRÍ, Sức Khỏe & Đời Sống Tuôi trẻ
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm tai giữa có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ em (9/12)
 Viêm ruột thừa trẻ em (5/12)
 Những bệnh liên quan đến bụng (5/12)
 Chứng bón ở trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i