Sức khoẻ
   Thói quen gây hại cho tay bé
 

Nhiều cha mẹ có thói quen nhấc mạnh một tay bé lên trước khi bế bé. Hành động này có thể gây đau, chệch khớp hoặc gãy tay bé (đặc biệt bé dưới 12 tháng tuổi).

Khuỷu tay bé là khu vực nối giữa các xương trên và dưới của cánh tay. Khi kéo mạnh tay bé, dù là từ vị trí nào (cánh, cổ hay bàn tay) cũng có thể làm cho xương cánh tay bé bị chệch khớp khuỷu. Không những thế, những hành vi như véo hay kẹp chặt tay bé cũng có thể khiến bé bị đau hoặc làm tổn thương đến lớp dây chằng trên cánh tay.

Tình trạng chệch khớp khuỷu dễ xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn bé mới chào đời cho đến 5 tuổi. Trên 5 tuổi, lớp dây chằng, xương, cơ trên cánh tay bé sẽ trở nên chắc khỏe đủ để không bị trượt khỏi khớp khuỷu và có khả năng chống đỡ với việc bị người khác kéo (Trừ lực kéo quá mạnh cũng có thể khiến bé bị sái tay).


Ảnh: GettyImages


Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý những hoạt động vui chơi của bé. Chẳng hạn, nhiều bậc cha mẹ có thói quen đặt bé trên hai cánh tay và chơi trò bay lượn mà ít để ý đến việc khuỷu tay của bé có thể bị gập lại và tổn thương.

Trường hợp khác, cha mẹ thường có thói quen nắm tay dắt bé đi dạo, chẳng may bé bị trượt ngã. Những lúc như vậy, bạn luôn có phản ứng là cố hết sức kéo một tay của bé, nếu không cẩn thận, bạn cũng có thể làm bé bị sái tay. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho tay bé bằng cách, dùng tay còn lại đỡ lưng bé để tạo một lực an toàn khi nâng bé dậy.

Xử trí
Khi bé có những tổn thương ở tay như xuất hiện những vùng thâm tím, bé khóc thét khi bạn chạm vào tay... bạn nên đưa bé đến bác sĩ. Tùy từng cấp độ mà bác sĩ sẽ có phương pháp trị liệu thích hợp dành cho đôi tay bé. Với bé bị chệch khớp, bác sĩ thường dùng cách nắn để dây chằng và xương cánh tay bé trở về đúng vị trí. Một cuộc trị liệu có thể kéo dài vài ba đợt, mỗi đợt khoảng từ vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ.

Khi tay bé đã bị tổn thương một lần, bạn nên tránh các hành động lôi (kéo) mạnh vào bất kỳ vị trí nào trên cánh tay bé, kể cả cổ tay hoặc bàn tay. Nên tránh cho bé phải xách đồ nặng hoặc ngủ trong tư thế nằm sấp, đè lên cánh tay.

(Theo mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lệch tư thế và tác hại đối với trẻ (10/11)
 Khi răng bị tổn thất (10/11)
 Xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ (10/11)
 Thể dục tạo cho trẻ một tinh thần minh mẫn (8/11)
 Tật mút ngón tay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. (8/11)
 Phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ (8/11)
 Nhiễm nấm ở trẻ nhỏ (7/11)
 Trẻ chậm phát triển tâm thần: Di truyền hay môi trường (7/11)
 Thói quen gây hại cho răng miệng bé (7/11)
 Khi móng tay bé có chấm trắng (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i