Sức khoẻ
   Khi răng bị tổn thất
 

Để đảm bảo cho răng của trẻ được sạch và không sâu không phải là lý do duy nhất mà các bậc phụ huynh đưa con mình đến nha sĩ.
Một số trẻ em trở nên tồi tệ hơn về vấn đề răng miệng.
Viết bởi Tiến sĩ Lui Jeen Nee, một chuyên gia Endodontist thuộc Trung tâm Nha khoa quốc gia Singapore.

Những thương tích và những trường hợp khẩn cấp về răng có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở trẻ em. Những nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra rằng những chấn thương về răng xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ là ở độ tuổi 1 đến 3 khi mà trẻ tập đi và từ độ tuổi 8 đến 11 khi mà những hoạt động của trẻ trở nên náo nhiệt hơn và ít có sự cẩn trọng hơn và khi mà chúng tham gia vào các hoạt động thể thao. Các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ và ngay cả cô giáo đóng một vai trò lớn phải chịu trách nhiệm khi trẻ nhỏ gặp phải bất cứ vấn đề gì về răng miệng.

Những chấn thương về nha khoa. Những chấn thương về răng miệng ở trẻ có thể lảm chúng cũng như các bậc phụ huynh rất đau đớn và lo lắng. Những chấn thương về răng có thể xảy ra do những tai nạn không mong muốn trong khi chơi thể thao, một cuộc cãi vã, té ngã, một tai nạn giao thông trên đường hay những nguyên nhân khác gây ra. Việc chữa trị kịp thời là rất cần thiết cho tuổi thọ lâu dài của răng bị tổn thương. Đôi khi đạt được việc chăm sóc răng trong 30 phút cũng làm nên sự khác nhau giữa việc bảo vệ răng và mất một cái răng.

Nguyên nhân và tần số của các ca chấn thương về răng miệng.
Có khoảng 30% trẻ em đã từng bị những chấn thương về răng miệng. Đỉnh điểm của giai đoạn chấn thương răng miệng đối với độ tuổi sơ sinh là từ 18 đến 40 tháng tuổi. Chấn thương của trẻ thường xảy ra do té ngã hoặc va đập khi trẻ bắt đầu tập đi và tập chạy.

Đối với răng vĩnh viễn, các bé trai ở độ tuổi đi học cũng trải qua những tổn thương về răng thường xuyên khoảng 2 lần giống như các bé gái. Những tai nạn trong thể thao hoặc do đánh nhau là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những chấn thương về nha khoa ở trẻ vị thành niên. Răng cửa là nơi dễ xảy ra những tổn thương nhiều nhất. Răng cửa hàm trên nhô ra hơn 4mm và có thể xuất hiện từ 2 đến 3 lần do đó mà dễ bị tổn thương hơn các loại răng khác.

Việc quản lý những chấn thương nha khoa.
Những chấn thương xảy ra ở miệng là do răng bị va đập, bị nứt, bị rơi ra khỏi vị trí, bị kéo ra hoặc bị rung rinh. Răng bị gãy gốc hoặc do nứt xương răng cũng có thể xảy ra cũng như là những chấn thương ở những mô mềm liền kề. Đối với bất kì những chấn thương nào thì cũng cần phải bình tĩnh và tập trung giữ cho tình trạng sức khoẻ của trẻ được tốt. Vết thương nên được rửa cẩn thận bằng nước máy và phải cầm máu bằng cách dùng miếng gạc nhấn lên chỗ bị tổn thương hoặc rửa bằng khăn sạch trong vòng 5 phút. Tổn thương ở răng sữa có thể gây ra những hậu quả về lâu dài ảnh hưởng đến việc phát triển và việc mọc răng ở các răng vĩnh cửu. Vì vậy mà chúng ta phải luôn tìm kiếm sự điều trị khẩn cấp để còn có cơ hội sớm nhất có thể.

Chấn thương nghiêm trọng nhất đối với răng vĩnh cửu xảy ra khi nó hoàn toàn bị gãy hay bị đánh bật ra khỏi chân răng, cái mà thông thường chúng ta được biết với tên gọi là sự thay răng. Những chấn thương của việc thay răng xảy ra thường xuyên hầu hết ở trẻ độ tuổi từ 7 đến 9, độ tuổi mà xương bao bọc xung quanh răng khá đàn hồi.

Cách tốt nhất để bảo tồn răng khi nó gãy do chịu lực tác động là đặt nó trở lại vào trong chân răng càng nhanh càng tốt. Điều này có thể thực hiện tại hiện trường vụ tai nạn trước khi tìm đến một cuộc hội chẩn nha khoa cần thiết. Một yếu tố quan trọng duy nhất để đảm bảo được một kết quả thuận lợi đó là tốc độ mà răng được trồng lại. Nếu việc trồng lại tức thời không khả thi thì phải đặt răng trong một dung dịch bảo vệ trong lúc đưa trẻ tới văn phòng nha khoa hay phòng cấp cứu. Ngược lại với răng vĩnh cửu thì răng sữa khi đến giai đoạn thay răng thì không được trồng lại để tránh chấn thương.

Việc ngăn ngừa chấn thương răng
Hầu hết những chấn thương về nha khoa là có thể ngăn ngừa được. Thắt dây an toàn của xe hơi nên luôn luôn đeo vào người và trẻ phải nên được đặt an toàn ở những chỗ ngồi thích hợp trong xe. Ở nhà nên giám sát những mối hiểm nguy sơ sẩy tìêm tàng luôn xảy ra rất nhanh chóng. Nên có những biện pháp để ngăn ngừa trẻ hiếu động, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi. Thêm vào đó chúng ta nên đặt những cánh cổng ngăn ở cầu thang lên xuống, chêm những cạnh bàn sắc. Dây điện nên giấu kín vào một chỗ.

Việc cần làm đầu tiên khi con bạn bị gẫy răng
Quan trọng: hãy kiểm tra xem răng bị gãy có phải là răng vĩnh cửu không trước khi tiến hành trồng răng.
Bước thứ 1: Tìm kiếm
Giữ cho trẻ được bình tĩnh. Tìm kiếm răng gãy và cầm nó ở phần đầu (phần trắng) và tránh chạm vào phần chân răng.
Bước thứ 2: Rửa
Nếu răng bị bẩn thì phải rửa nó trong 1 khoảng thời gian ngắn (khoảng 10 giây) bằng nước máy trước khi đưa vào trồng lại. Bảo trẻ cắn vào một cái khăn tay để giữ cho răng ở đúng vị trí.
Bước thứ 3: Bảo quản
Nếu trẻ không thể giữ răng ở đúng vị trí thì bạn hãy để răng vào một môi trường thích hợp như là cốc sữa hay là cốc nước muối. Tránh để trong nước. Răng cũng có thể được vận chuyển bên trong khoang miệng, giữa răng hàm và bên trong má.
Bước thứ 4: Điều trị
Răng không nên được cuốn trong các loại vải hay quần áo. Không được phép để cho răng khô. Tìm đến trung tâm diều trị nha khoa khẩn cấp ngay lập tức.

Dinhquang - mamnon.com
Theo Kids Health Guide

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ (10/11)
 Thể dục tạo cho trẻ một tinh thần minh mẫn (8/11)
 Tật mút ngón tay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. (8/11)
 Phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ (8/11)
 Nhiễm nấm ở trẻ nhỏ (7/11)
 Trẻ chậm phát triển tâm thần: Di truyền hay môi trường (7/11)
 Thói quen gây hại cho răng miệng bé (7/11)
 Khi móng tay bé có chấm trắng (6/11)
 Cho bé yêu đi ngủ - Khó mà dễ (6/11)
 Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i