Sức khoẻ
   Tật mút ngón tay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
 

Trẻ em ở lứa tuổi hài nhi hay có tật mút ngón tay. Từ hai tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu xuất hiện hành động mút tay, sau đó hành động này từ từ mất đi theo sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cũng có trẻ mà hành động này sẽ trở thành tật không dễ gì bỏ được.

Người lớn chúng ta đôi khi không để ý, vì cho đây là biểu hiện bình thường trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Song các nhà tâm lý học nghiên cứu và cho thấy: tật mút ngón tay ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi hài nhi; các nhà tâm lý học cũng cho rằng: tật mút ngón tay là một trong những cử động không có tính tiến bộ. Những cử động này không những không giúp trẻ phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Nhìn những đứa trẻ giơ tay lên miệng mút, nhìn bàn tay đưa về phía mặt, sờ các bàn tay, đu đưa trên 4 chi, thoạt nhìn thấy hành động này của trẻ thật đáng yêu, nhưng chúng lại là những hành động ngăn cách đứa trẻ với thế giới bên ngoài.

Chẳng hạn hành động mút các ngón tay gây ra sự ức chế hoàn toàn và lâu dài các phản ứng khác. Trong khi trẻ nằm mút các ngón tay, trẻ hoàn toàn bất động, không nhìn vào một cái gì cả, không lắng nghe một điều gì cả. Hành động này diễn ra thường xuyên sẽ trở thành thói quen đối với trẻ, trẻ làm bạn với những ngón tay mà không hướng hoạt động ra bên ngoài, phạm vi hoạt động của trẻ lúc này chỉ giới hạn trong bản thân trẻ.

Trẻ không có hứng thú tìm hiểu hay khám phá thế giới bên ngoài, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý và trí tuệ của trẻ ở các giai đoạn sau. Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi biết sử dụng đôi tay để hành động với các đồ vật xung quanh mình: với, kéo, cầm, nắm thì những đứa trẻ có thói quen mút ngón tay lại suốt ngày đưa tay vô miệng và hành động với đồ vật bị hạn chế, những trải nghiệm trẻ có được qua hành động với đồ vật cũng nghèo nàn.

Mặt khác, những trẻ có thói quen mút tay thì khả năng và nhu cầu giao tiếp với người lớn cũng hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển xúc cảm, tình cảm cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trong quá trình trẻ giao tiếp với người lớn, trẻ thông hiểu được ngôn ngữ và hành động của người lớn cũng trong chính quá trình trẻ giao tiếp với người lớn. Khi trẻ mút các ngón tay và không quan tâm gì đến bên ngoài: khi ấy khả năng giao tiếp hạn chế và nhu cầu giao tiếp với người lớn cũng không phát triển. Trẻ không lĩnh hội được các kỹ năng hành động cũng như ngôn ngữ của người lớn.

Như vậy trẻ sẽ chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Không chỉ vậy, trẻ có thói quen mút tay còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng của trẻ. Trẻ mút tay thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm răng, xô lệch hàm mà còn ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng của trẻ. Những đứa trẻ có thói quen mút tay còn dễ bị viêm họng và dễ nôn trớ khi sau khi ăn hoặc bú sữa.
Những trẻ có thói quen mút các ngón tay thường rất khó bỏ. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn tạo thói quen xấu cho trẻ sau này.

Vì vậy để tránh cho trẻ thói quen này cũng như tạo cho trẻ thói quen và nhu cầu giao tiếp thì người lớn cần phải thường xuyên chú ý tới trẻ ngay từ những tháng đầu đời của trẻ. Bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra cũng có thói quen đưa tay lên miệng mút, ban đầu là trẻ khám phá cơ thể mình, sau đó trở thành thói quen, vì vậy việc giúp trẻ bỏ thói quen không tốt cho sự phát triển của trẻ là việc làm cần thiết. Người lớn phải hay trò chuyện cùng trẻ, khi trẻ nằm chơi, khi trẻ ăn... Thường xuyên để trẻ nằm một mình cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ hay mút tay.

Ngoài việc trò chuyện, người lớn còn phải thường xuyên tập luyện, vận động cho các ngón tay và đôi bàn tay trẻ. Các trò chơi ngón tay không chỉ giúp trẻ rèn luyện sự vận động các ngón tay, sự khéo léo mà các trò chơi cùng ngón tay còn giúp trẻ phát triển khả năng định hướng và tư duy trẻ sau này.

Quỳnh Giao mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ (8/11)
 Nhiễm nấm ở trẻ nhỏ (7/11)
 Trẻ chậm phát triển tâm thần: Di truyền hay môi trường (7/11)
 Thói quen gây hại cho răng miệng bé (7/11)
 Khi móng tay bé có chấm trắng (6/11)
 Cho bé yêu đi ngủ - Khó mà dễ (6/11)
 Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (6/11)
 Trẻ rất dễ tử vong nếu người lớn vô ý (5/11)
 Hướng cho bé chơi thể thao (5/11)
 Tủ thuốc gia đình (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i