Sức khoẻ
   Nhiễm nấm ở trẻ nhỏ
 

Da, tóc và móng, tất cả đều có thể bị nhiễm nấm. Trong các loại nhiễm nấm này, loại thường xảy ra nhất là nấm da và nấm kẽ chân. Nấm da hay xuất hiện ở học sinh và thường gây nhiễm da đầu, da thân hoặc mặt. Các thiếu niên thường hay bị nấm kẽ chân, gây nhiễm da giữa các kẽ chân.

1. Nấm da
Trẻ có thể bị lây bệnh trực tiếp từ một người khác, một con vật hoặc bệnh từ đất; hoặc gây gián tiếp từ nón, lược, quần áo hoặc các đồ dùng trong nhà như thảm hay ghế.

Các triệu chứng
Nấm Da ở thân hay mặt gây nên:
- Các mảng vảy hình bầu dục hoặc tròn hơi cộm hoặc bờ hơi viêm.
- Ngứa.

Nấm Da đầu gây nên:
- Bong vảy giống như bệnh gầu trầm trọng.
- Rụng tóc và tóc hay gãy nagy bên trên Da đầu.
- Đôi khi xuất hiện một vùng viêm chứa đầy mủ (nấm tổ ong).
- Thường xuyên bị ngứa.

Nếu trẻ bị nấm Da thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị
Nếu trẻ bị nhiễm nấm ở thân và mặt, bác sĩ sẽ cho bôi kem hoặc dung dịch chống nấm. Nếu vùng nhiễm ở thân và mặt lan rộng hoặc nếu Da đầu bị nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm. Kháng sinh uống sẽ được chỉ định để trị bệnh nấm tổ ong. Để giúp đề phòng bệnh nấm da, giúp trẻ tránh xa người và thú vật bị nhiễm và khuyên trẻ không nên dùng chung các dụng cụ cá nhân như lược với các bạn bè ở trường.

2. Nấm kẽ chân
Bệnh này đặc biệt thường xảy ra vào các tháng hè, tập chung vào các thiếu niên thường mang giày thể thao. Nấm kẽ chân thường bị nhiễm tại các phòng thay quần áo, phòng tắm nơi công cộng, hồ bơi và vận động trường thể dục thẩm mỹ.

Triệu chứng
Các triệu chứng chính gồm:
- Da nứt và đau giữa các ngón chân, thường giữa các ngón chân thứ 4 và thứ 5.
- Thường xuyên bị ngứa.
- Đôi khi các móng dày, phai màu và dễ bị gãy nứt.

Điều trị
Nhiều loại phấn, kem và thuốc xịt có bán tại các hiệu thuốc dùng để chữa nấm kẽ chân. Nếu được chữa trị, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đén 2 tuần. Nếu bệnh vẫn kéo dài bị nhiễm trùng thì bạn nên hẹn để đưa cháu đến bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định thuỗc chống nấm. Nấm kẽ chân có thể tránh được nếu trẻ rửa kỹ và lau khô bàn chân sau khi rửa mang vớ (bít tất) sạch mỗi ngày. mang giày xang đan hở ngón chân hoặc đi chân không khi luyện tập cũng có thể tránh được bệnh.

Chữa trị
Bé phải rửa và lau khô bàn chân thật kĩ sau đó rắc phấn nấm kẽ chân (hoặc thoa kem hay xịt thuốc) vào giữa các ngón chân 2 lần mỗi ngày. Vớ và giày cũng phải được rắc phấn để loại trừ.

(Theo Triệu chứng & Điều trị Bệnh Trẻ Em NXB Phụ Nữ)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ chậm phát triển tâm thần: Di truyền hay môi trường (7/11)
 Thói quen gây hại cho răng miệng bé (7/11)
 Khi móng tay bé có chấm trắng (6/11)
 Cho bé yêu đi ngủ - Khó mà dễ (6/11)
 Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời (6/11)
 Trẻ rất dễ tử vong nếu người lớn vô ý (5/11)
 Hướng cho bé chơi thể thao (5/11)
 Tủ thuốc gia đình (5/11)
 Chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cho trẻ (4/11)
 Mẹo tránh uống thuốc khi trẻ ốm (4/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i