Chuối tiêu rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại có hại cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp đặc biệt.
Theo BS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chuối là loại quả và dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh.
So với táo, chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp 4 lần, vitamin A và sắt cao gấp 5 lần. Những loại vitamin và khoáng chất khác cao gấp 2 lần, hàm lượng phosphorus cao gấp 3 lần.
Chuối tiêu rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại cực có hại cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp đặc biệt. (Ảnh minh hoạ)
Trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối
Trẻ nhỏ tuyệt đối không được ăn chuối chín khi mắc phải những vấn đề sau:
Trẻ bị tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và cung cấp đủ nước khi con tiêu chảy.
Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chuối bởi trong chuối có lượng chất xơ mềm, oligosaccarid làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Trẻ đang đói: Chuối có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhưng mẹ cho trẻ ăn khi đói sẽ làm hàm lượng magie tăng đột ngột trong máu và mất sự cân bằng của tim mạch.
Chuối chín có hàm lượng vitamin C cao. Khi vitamin C được đưa vào có thể lúc đói sẽ gây cồn cào, tổn hại cho dạ dày của trẻ.
Trẻ đau đầu: Chuối chín chứa các tyramine, phenyethyamine, axit amin làm giãn các mạch máu và tăng lưu lượng máu nên nào. Vì vậy, khi trẻ kêu đau đầu, mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn chuối chín.
Lợi ích của chuối với sức khoẻ
Trong chuối, hàm lượng kali chiếm tỷ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như glucose, sucrose,fructose cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Chuối cung cấp fructooligosaccharides để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp ruột hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ hấp thu được vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Đồng thời, sự tăng hấp thu sẽ đem nhiều canxi giúp xương vững.
Theo bác sĩ Hưng, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín. Trẻ càng lớn thì nhu cầu ăn càng tăng hơn. Trong tháng đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn 500mg chuối, trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 700mg, trẻ 1 tuổi: 1000mg.
Các mẹ có thể chế biến một số món chuối cho trẻ như chuối nghiền trộn sữa, bột chuối, bánh trứng chuối.
Hai năm đầu đời trẻ ăn chuối có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Đặc biệt, chuối là biện pháp trị liệu giúp trẻ phòng tránh được bệnh hen suyễn. Ngoài ra, chuối còn có tác dụng
Giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa: Khi ăn, mẹ nên nghiền chuối cho trẻ vì chuối nghiền rất dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ.
Hỗ trợ điều trị táo bón: Trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hãy cho trẻ ăn chuối. Lượng chất xơ trong chuối sẽ cải thiện hiệu quả táo bón ở trẻ, giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối
Hiện chuối xanh được ngâm thuốc hóa chất để nhanh biến thành chuối chín. Việc ăn chuối có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ nói riêng và con người nói chung. Vì vậy, cần đảm bảo độ an toàn thực phẩm khi ăn chuối.
Trước kia, khi trẻ 4 tháng tuổi có thể cho tập ăn chuối. Nay, các chuyên gia khuyến cáo sau 6 tháng bú mẹ có thể cho trẻ ăn chuối để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chuối phải đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm. Chuối ủ ẩm, tẩm thuốc không nên cho trẻ ăn.
Bác sĩ Hưng cũng đưa ra lời khuyên, các mẹ có thể mua chuối xanh rồi tự đem về dấm chín và cho trẻ ăn dần. Hoặc các gia đình cho trẻ ăn chuối theo mùa như mùa hè ăn chuối tiêu, mùa đông ăn chuối tây. Khi chọn chuối ở chợ, các mẹ nên chọn những nải chín tự nhiên, có quả chín quả xanh.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc những trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối tiêu của các mẹ có con nhỏ, để biết thêm thông tin, hãy liên hệ chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Theo Afamily.vn
Theo VTC News