Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm, kiêng gió
 

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly và kiểm soát tình trạng sốt, không nên kiêng tắm, kiêng gió và chú ý bổ sung dinh dưỡng.

Ngày 9/4, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu trước bối cảnh bệnh đang gia tăng ở Hà Nội, nhiều trẻ gặp biến chứng do cha mẹ chủ quan. Trong đó, bác sĩ khuyến cáo không nên kiêng tắm, kiêng nước khi bị thủy đậu để tránh viêm nhiễm do mất vệ sinh.

Cách ly và kiểm soát tình trạng sốt

Khi trẻ có triệu chứng sốt, phát ban phỏng nước, gia đình nên cách ly, không cho tiếp xúc với mọi người để tránh lây nhiễm. Phòng thông thoáng, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời.

Trẻ sốt trên 38,5 độ, cho uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol 10-15 mg/kg, cách 4-6 giờ/lần, kết hợp chườm ấm. Lưu ý, dùng nước ấm (không quá ấm nóng) chườm ấm, tránh gây vỡ, bỏng rát các phỏng nước trên cơ thể bé.

Bé ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì, đưa đến bệnh viện khám.

Vệ sinh cơ thể, không nên kiêng tắm

Nhiều người quan niệm mắc bệnh thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió, nên không tắm cho con. Quan niệm này không đúng. Trẻ mắc thủy đậu nên được vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách để tránh nhiễm khuẩn khiến tình trạng nặng hơn.

Vệ sinh mắt mũi, răng miệng hàng ngày 2-3 lần bằng nước muối 0,9%. Lý do là thủy đậu có thể mọc trong miệng, không vệ sinh có thể gây bội nhiễm.

Tắm bằng nước ấm đun sôi để nguội, hạn chế dùng xà phòng để tránh gây viêm nhiễm khi xà phòng đọng lại ở các nốt bong tróc. Đặt trẻ vào chậu nước, lấy tay té nước lên người nhẹ nhàng, dùng khăn xô mềm vỗ nhẹ lên các vùng da để làm sạch, không cọ xát mạnh gây vỡ nốt phỏng. Tắm xong, dùng khăn xô hoặc khăn coton dễ thấm nước, thấm nhẹ nhàng toàn thân, mặc quần áo thoáng mát, sau đó bôi xanh methylen để sát khuẩn.

Thường xuyên cắt móng tay cho con để trẻ không gãi mạnh làm vỡ các nốt thủy đậu, gây nhiễm trùng.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, không ăn kiêng. Trẻ đau miệng thì ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, uống sữa, ăn cháo. Trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường.

Phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vaccine thủy đậu.

Lê Nga (Vnexpress.net)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhận biết dấu hiệu tự kỷ sớm ở trẻ dưới 2 tuổi (11/4)
 Dấu hiệu trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào (5/4)
 Dấu hiệu trẻ ngộ độc thực phẩm (5/4)
 Những biểu hiện dễ nhầm lẫn trẻ mắc tự kỷ (5/4)
 Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu (25/3)
 Dấu hiệu nhận biết nhiễm cúm A/H1N1 (24/3)
 Bác sĩ chia sẻ 4 sai lầm bố mẹ rất hay mắc khi con bị thuỷ đậu khiến bệnh trầm trọng hơn (24/3)
 Trẻ sưng tím da giống bị bạo hành, vào viện khám phát hiện mắc ban xuất huyết Henoch - Schonlein (20/3)
 Những điều cần biết về vi khuẩn HP ở trẻ em (20/3)
 Trẻ nhập viện ở Sài Gòn tăng do thời tiết 'sáng lạnh trưa nóng' (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i