Trưởng Khoa GD Mầm non, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, TS Nguyễn Tuấn Vĩnh đã chia sẻ nghiên cứu về vấn đề này.
Đào tạo giáo viên đáp ứng tính liên thông cho trẻ mầm non và tiểu học.
Cần thiết phải liên thông
TS Nguyễn Tuấn Vĩnh cho rằng, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều khẳng định sự cần thiết phải liên thông chương trình giáo dục mầm non (GDMN) và tiểu học. Tại Việt Nam, nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh việc đảm bảo sự liên thông giữa chương trình GDMN với Chương trình GD tiểu học. Chương trình GDMN và Chương trình GDPT 2018 cũng thể hiện rõ hơn tính liên thông trên cả bình diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục so với các chương trình trước.
Sự liên thông này không chỉ đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục mà còn yêu cầu về năng lực đối với giáo viên (GV) trực tiếp dạy học ở các lớp học, cấp học trước thực tiễn đổi mới chương trình giáo dục . Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo GVMN và tiểu học có một chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu về tính liên thông và tính mới của thực tiễn. - TS Nguyễn Tuấn Vĩnh nhấn mạnh.
Trên thế giới, nhiều dự án nghiên cứu đa quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, Newzealand, Na Uy… đã được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên thông trong Chương trình GDMN và tiểu học và cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình ban hành chính sách, xây dựng và triển khai CTGD và CTĐT GV. Những nghiên cứu này đã cung cấp những chứng cứ quan trọng liên quan đến sự thiếu hụt về về kiến thức, kỹ năng và sự tự tin của GV MN, lớp 1 và lớp 2 so với các cấp học khác.
Đảm bảo tính liên thông trong xây dựng và triển khai GDMN và GDTH là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Mục tiêu CT GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành nhấn mạnh: “Mục tiêu của giáo dục MN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”, trong khi đó CT GDPT 2018, Bộ GD&ĐT cũng xác định rõ quan điểm “Chương trình GDPT bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với CT giáo dục nghề nghiệp và CT giáo dục đại học”. - TS Nguyễn Tuấn Vĩnh phân tích.
Đảm bảo tính liên thông trong xây dựng và triển khai GDMN và GDTH là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm. Trong bối cảnh áp dụng Chương trình GDMN mới và Chương trình GDPT 2018, cần phải đảm bảo sự liên thông, kết nối này một cách toàn diện. Những chia sẻ bước đầu từ kinh nghiệm quốc tế đến quá trình triển khai CTĐT tại Khoa GDMN và GD Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế có thể được nhân rộng và tiếp tục thực hiện.
Đổi mới chương trình đào tạo
Có thể thấy, tính liên thông thể hiện rất rõ qua mục tiêu chung của chương trình. Tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Khoa GDMN và khoa GD Tiểu học đang triển khai song song 2 CTĐT (2018 và 2021). Cả 2 chương trình đào tạo này của 2 Khoa đã được kiểm định đánh giá ngoài với mức độ đạt 94%. Trong đó, Chương trình 2021 có những đổi mới mang tính đột phá về nội dung, cách thức xây dựng CT và triển khai giảng dạy.
Để phát triển CTĐT ngành GDMN và GDTH gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn chiến lược. - TS Nguyễn Tuấn Vĩnh
TS Nguyễn Tuấn Vĩnh chia sẻ: Cụ thể để đảm bảo nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đặt ra. Các khoa đã bổ sung các học phần liên quan đến GD kết hợp như: Giáo dục STEM/ STEAM, dạy học theo dự án, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đổi mới của CT GDMN và CT GDPT 2018. Một số học phần có liên quan đến giáo dục khoa học cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học trong CTĐT 2021 của 2 khoa như sau:
Để phát triển CTĐT ngành GDMN và GDTH gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu của Trường, các khoa đã tiến hành khảo sát xin ý kiến của các bên liên quan về nhu cầu đào tạo, về năng lực của người được đào tạo sau khi tốt nghiệp như: nhà tuyển dụng (lãnh đạo các trường mầm non), chuyên gia, GV, SV cuối khóa và cựu SV. Việc tham khảo CT của các chuyên ngành tương ứng ở các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, CT GDMN và GDTH là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng CTĐT và đề cương chi tiết.
Thành lập các nhóm giảng viên phụ trách xây dựng đề cương các học phần liên quan để thống nhất nội dung, cách tiếp cận, tránh chồng chéo về mặt nội dung. Mỗi giảng viên trong nhóm sẽ chịu trách nhiệm chính cho mỗi đề cương chi tiết. Các giảng viên còn lại trong nhóm tham gia vào quá trình xây dựng đề cương. Nội dung đề cương chi tiết các học phần được xây dựng bám sát CT GDMN, GDTH hiện hành; chú trọng tính liên thông giữa các độ tuổi và cấp học.
Đối với phần lý thuyết: Tăng cường cho sinh viên trao đổi – thảo luận, phân tích – so sánh mục tiêu – nội dung – phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ trong CT giáo dục để chỉ ra tính liên thông giữa các độ tuổi, cấp học. Tập trung vào các hoạt động khảo sát thực tế xây dựng và triển khai chương trình giáo dục khoa học cho trẻ ở trường mầm non và tiểu học; quan sát và phân tích video hoạt động dạy học khoa học cho trẻ ở trường mầm non và tiểu học.
Đối với phần thực hành: Bên cạnh Kiến tập và Thực tập Sư phạm, giảng viên tăng cường thời lượng thực hành – tập dạy cho sinh viên. Khoa cũng khuyến khích giảng viên liên hệ các trường mầm non/ tiểu học để dự giờ, hướng dẫn trực tiếp trên trẻ/ học sinh. Các hoạt động ngoại khóa, hội thi, seminar chuyên môn cũng đã được 2 khoa tổ chức thường xuyên để sinh viên được tham gia và tiếp cận các vấn đề có liên quan, trong đó có giáo dục khoa học cho trẻ mầm non và tiểu học.
Hà An
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/dao-tao-giao-vien-dap-ung-tinh-lien-thong-cho-tre-mam-non-va-tieu-hoc-post623979.html