Tâm lý
   Từ 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi nhiều nhất, cha mẹ cần chú ý 7 điều này
 

Nếu cha mẹ chú ý tới những điều này, đảm bảo thể chất và trí não của trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi đang trong độ tuổi được gọi là “tuổi sung sức”, mọi chức năng của cơ thể bắt đầu phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh mình, thích phản kháng, không dễ nghe lời người lớn. Trẻ dường như không biết mệt, liên tục hỏi và khám phá mọi thứ cả ngày.

Vì thế, trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý tới một số điều khi dạy dỗ con mình dưới đây.

1. Tôn trọng ý muốn nói chuyện của trẻ

Trước hết, cha mẹ phải chấp nhận hiện tượng nói nhiều của trẻ ở giai đoạn này. Sự phát triển ngôn ngữ chỉ có thể được hoàn thiện qua giai đoạn nghe và nói. Vì vậy, người lớn nên thiết lập một khuôn mẫu lời nói đúng đắn cho trẻ, đồng thời, họ cũng phải là người biết lắng nghe.

Đặc biệt, đừng kìm hãm ham muốn nói của trẻ. Nếu có khách tới nhà, bạn lo lắng con mình sẽ nói nhiều, làm ồn ào, gây cản trở cuộc nói chuyện, hãy nói “con chờ một chút rồi bố/mẹ” sẽ nghe con nói. Đây cũng là cách để trẻ hình thành thói quen chờ đợi.

Trẻ có nói nhiều đến đâu cũng không thể nói nhiều ở bên ngoài như khi ở nhà. Đặc biệt khi đối mặt với những môi trường xa lạ, xu hướng này càng rõ ràng hơn, lúc này người lớn có thể sốt ruột nói ngay: “Sao ở nhà con nói nhiều mà ra ngoài lại im ru như thế”.

 

2. Trẻ tự nói chuyện một mình là bình thường

Trẻ ở giai đoạn này có xu hướng tự nói chuyện với chính mình. Những bậc cha mẹ hiểu biết về sự phát triển tâm lý của con mình đều biết rằng kiểu tự nói này là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Hiện tượng này còn được gọi là “tự cho mình là trung tâm”.

Khi trẻ tự nói chuyện với mình, chúng thường không cần người khác trả lời, và khi đưa ra giải pháp, trẻ sẽ tự nói.

Vì vậy, khi người lớn nghe trẻ tự nói chuyện với mình, họ không cần lo lắng, không ngăn cản. Theo độ tuổi, hiện tượng độc thoại của trẻ sẽ dần biến mất.

3. Chú trọng giáo dục âm nhạc từ nhỏ

Cho trẻ được giáo dục âm nhạc ngay từ nhỏ không có nghĩa là sau này chúng sẽ trở thành ca sĩ hay nghệ sĩ biểu diễn mà mục đích là để trẻ lớn lên vui vẻ và lành mạnh thông qua việc kết bạn với âm nhạc.

Âm nhạc tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ có thể tìm thấy niềm vui trong việc học âm nhạc, phát triển trí tuệ, trau dồi tình cảm, học cách khám phá và cảm nhận cái đẹp.

Khi chơi nhạc cụ, trẻ cần sử dụng tay, não và các cơ quan giác quan khác nhau, điều này giúp phát triển khả năng quan sát, trí nhớ, hiểu biết và khả năng sáng tạo của trẻ.

4. Phát triển tính kiên nhẫn của trẻ

Trẻ thích thú với mọi thứ, một câu nói, một bức tranh và một chút kích thích mới mẻ từ thế giới bên ngoài sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, do đó dễ hình thành thói quen như thay đổi sở thích nhanh chóng, khó kiên nhẫn.

Để thành công trong, một người không chỉ cần sự khéo léo mà còn phải có sự kiên trì, bền bỉ. Vì vậy, việc rèn luyện tinh thần vượt khó, kiên trì chăm chỉ của trẻ là vô cùng quan trọng.

 

5. Xem tranh, nói chuyện

Xem tranh và nói chuyện có thể làm phong phú thêm kiến ​​thức của trẻ và trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Đây là một cách tốt để rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.

Khi cha mẹ kể một câu chuyện, ngôn ngữ nên càng sinh động càng tốt, có thể thêm thắt một số hành động phù hợp, không nên quá nhiều nội dung một lúc, tránh làm trẻ mất hứng thú.

6. Chơi là học

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ nên học càng nhiều càng tốt từ độ tuổi lên 3. Chơi là một việc lãng phí thời gian, vì vậy họ cắt giảm thời gian chơi của trẻ lại.

Thực chất vui chơi là cách để trẻ giao tiếp với thế giới bên ngoài, quá trình chơi là quá trình khám phá và thử nghiệm, trong quá trình chơi trẻ dần hiểu và thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài.

Quá trình vui chơi của trẻ em là quá trình trưởng thành về thể chất, xã hội, trí tuệ và khả năng sáng tạo, vì vậy trẻ em nào cũng cần được vui chơi để phát triển lành mạnh về mọi mặt. 

7. Duy trì một môi trường gia đình hạnh phúc

Phòng ốc, đồ đạc trong gia đình được sắp xếp ngăn nắp, đẹp đẽ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, điều này có lợi cho việc vun đắp tình cảm của con cái, đồng thời cũng có thể rèn luyện thói quen sinh hoạt tốt của trẻ.

Môi trường gia đình hòa thuận, hạnh phúc có tác động lớn hơn đến sự trưởng thành của trẻ em. Mọi thành viên trong gia đình phải yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.

Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy thường vui vẻ, hoạt bát, năng động, tốt bụng, có phẩm chất đạo đức và thói quen hành vi tuyệt vời.

Phan Hằng

(Theo Aboluowang)

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tu-3-6-tuoi-la-giai-doan-tre-hoc-hoi-nhieu-nhat-cha-me-can-chu-y-7-dieu-nay-d572176.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lầm trong giáo dục giới tính cho trẻ (9/11)
 Áp dụng cách này của mẹ Nhật, trẻ ăn uống vui vẻ không kén chọn (1/11)
 Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp (31/10)
 Sợi dây kết nối (28/10)
 Sai lầm khi dạy con sợ cả thế giới (26/10)
 Chuyên gia tâm lý Mỹ tiết lộ 3 điều giúp trẻ tự tin trong thời gian ngắn (22/10)
 Cách bố mẹ giúp con hứng thú làm việc nhà (21/10)
 4 nguyên tắc dạy con kinh điển của người nổi tiếng trên thế giới (14/10)
 5 tác hại khi cha mẹ yêu con không đúng cách (13/10)
 5 lý do cha mẹ cần dạy con giữ vững lập trường (12/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i