Sức khoẻ
   Hỗ trợ trẻ mắc bệnh SCD
 

Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) là một chứng rối loạn máu di truyền. Hai đặc điểm chính của căn bệnh này là thiếu máu kéo dài và tắc mạch.

 

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh thiếu máu di truyền.

Chú ý khi trẻ sốt

Thiếu máu là hậu quả của sự gia tăng tình trạng phá vỡ các tế bào hồng cầu. Trong khi đó, tắc mạch là tình trạng tắc nghẽn các mạch máu ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Nguyên nhân là do các tế bào hồng cầu bị biến dạng. Điều này gây ra tình trạng thiếu oxy ở vùng bị ảnh hưởng của cơ thể.

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc nghẽn. Ví dụ, nếu một mạch máu đi lên não bị tắc nghẽn, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ, chẳng hạn như yếu một bên cơ thể. Nếu mạch máu đến chân bị tắc, trẻ sẽ bị đau chân.

Triệu chứng phổ biến nhất của tắc mạch là đau xương. Bất kỳ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm cả cánh tay, chân, lưng và hộp sọ. Những cơn đau này thường không thể đoán trước được. Một số trẻ cảm thấy không khỏe trước khi cơn đau thực sự bắt đầu.

Cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ ngăn ngừa cơn đau bằng cách cho bé uống nhiều nước để không bị khát. Đồng thời, cho trẻ mặc quần áo ấm vào mùa đông khi rời khỏi nhà. Cha mẹ cần gửi thêm áo len và tất đến trường trong trường hợp trẻ bị ướt trong giờ ra chơi hoặc bất cứ lúc nào.

Phụ huynh và giáo viên cũng cần nhận biết khi trẻ sốt. Bởi, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi đó, cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế. Trẻ cần tránh vận động mạnh khi không có khả năng nghỉ ngơi và uống nhiều nước, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

Mặc dù vậy, ngay cả với những biện pháp này, trẻ vẫn có thể bị khủng hoảng do cơn đau. Trong trường hợp nhận thấy học sinh bị bệnh hồng cầu hình liềm có biểu hiện không khỏe, giáo viên cần để trẻ ngồi hoặc nằm xuống một nơi yên tĩnh. Sau đó, đo nhiệt độ của học sinh. Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C ở nách, hoặc 38 độ C ở miệng, giáo viên cần liên hệ ngay cho phụ huynh để đưa học sinh đến phòng cấp cứu gần nhất.

Nếu nhiệt độ dưới 37,5 độ C, giáo viên cần đánh giá cơn đau của trẻ. Giáo viên hãy hỏi học sinh về mức độ đau trong thang điểm từ 0 đến 10. Trong đó, 0 tương ứng với không đau, còn 10 là “cơn đau tồi tệ nhất từ trước đến nay”. Sau đó, cần hỏi trẻ đau ở đâu.

Trẻ em bị SCD có nguy cơ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm tới tính mạng cao hơn các bạn cùng lứa. Sốt ở trẻ SCD được coi là một trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp đó, trẻ cần được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh. Do đó, giáo viên và phụ huynh cần chuẩn bị sẵn nhiệt kế ở trường để đánh giá thân nhiệt của trẻ nếu bé không khỏe.

Các loại thuốc như acetaminophen và ibuprofen sẽ giúp hạ sốt, nhưng không có tác dụng làm giảm nhiễm trùng. Do đó, việc sử dụng thuốc có thể dẫn đến cảm giác an toàn sai. Giáo viên không nên cho học sinh bị SCD sử dụng các loại thuốc này để điều trị sốt.

Bên cạnh đó, trẻ bị SCD bài tiết lượng nước tiểu cao hơn so với các bạn cùng lứa. Lý do là vì thận của trẻ không thể cô đặc nước tiểu. Do đó, giáo viên cần chú ý và cho phép trẻ đi vệ sinh bất kỳ khi nào. Việc phải nhịn tiểu sẽ gây xấu hổ cho học sinh. Điều đó khiến trẻ có nguy cơ bị trêu và bắt nạt trong tương lai. Khi bài tiết nhiều nước tiểu hơn bình thường, trẻ cũng cần nạp nhiều nước.

Điều này đặc biệt quan trọng, vì tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn đau ở trẻ mắc SCD. Khi trẻ không uống đủ nước, các tế bào máu cũng bị mất nước và thay đổi hình dạng. Từ đó, tắc nghẽn mạch máu và gây ra các cơn đau cấp tính. Trẻ bị SCD nên để chai nước ở bàn học để có thể dễ dàng lấy nước.

Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất

Học sinh bị SCD nên được khuyến khích tham gia đầy đủ hoạt động thể chất, dựa trên khả năng và mức độ chịu đựng của trẻ. Do mức hemoglobin thấp (thiếu máu), trẻ sẽ nhanh mệt hơn so với các bạn cùng lứa khi tham gia các hoạt động thể chất.

Mặc dù nên được khuyến khích tham gia vào các nhóm của trường và tập thể dục, nhưng những học sinh này cần có thời gian nghỉ ngơi thường xuyên hơn và tăng cường uống nước. Tốt hơn hết là phụ huynh có con bị SCD nên nói chuyện với giáo viên thể dục về tình trạng của trẻ.

Học sinh bị SCD có thể tham gia các lớp học bơi. Tuy nhiên, trẻ nên giới hạn thời gian ở trong bể bơi là 30 phút. Sau khi ra khỏi nước, học sinh phải lau khô người và mặc quần áo ngay. Các em không nên mặc đồ bơi ướt, lạnh vì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm, có thể dẫn đến đau xương.

Trong thời tiết nóng, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, như trong một sự kiện thể thao vào mùa hè, học sinh bị SCD có thể tham gia hoạt động. Tuy nhiên, trẻ cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung nước. Ngược lại, vào mùa đông, học sinh bị SCD phải mặc quần áo ấm, phù hợp với nhiệt độ.

Những vùng cơ thể bị mất nhiệt nhiều hơn, như ngón tay, ngón chân, đầu và tai đều phải được che chắn cẩn thận. Ở nhiệt độ dưới âm 5 độ C, học sinh bị SCD nên được miễn tham gia hoạt động thể chất.

Hầu hết trẻ em bị SCD có khả năng học tập bình thường như các bạn cùng lứa. Vì vậy, giáo viên nên đặt kỳ vọng với học sinh bị SCD tương tự các bạn khác. Đôi khi, mắc bệnh mãn tính khiến lòng tự trọng trẻ giảm và thiếu tự tin. Do đó, việc khuyến khích học sinh là điều cần thiết.

Cứ 10 trẻ em bị SCD dưới 20 tuổi thì có 1 trẻ bị đột quỵ. Tình trạng bệnh có thể dẫn đến kết quả học tập giảm sút và các mức độ khuyết tật về thể chất khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa bằng quá trình truyền máu lâu dài, khi trẻ bị SCD được chẩn đoán sớm. Khi trẻ được xác định gặp khó khăn trong học tập, giáo viên nên tiến hành kiểm tra và can thiệp giáo dục cá nhân.

Trẻ em bị SCD nên được định hướng tham gia lực lượng lao động theo cách phù hợp khi trưởng thành. Do hậu quả của bệnh thiếu máu, hầu hết bệnh nhân sẽ không thể theo đuổi những nghề nghiệp yêu cầu hoạt động thể chất nặng và liên tục. Do đó, điều cần thiết là bệnh nhân thiếu máu phải tham gia những công việc ít đòi hỏi thể chất hơn.


Vân Huyền

(Theo Aboutkidshealth)

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/ho-tro-tre-mac-benh-scd-post613434.htmla

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu trẻ mắc cúm B cần nhập viện (31/10)
 Khó dự báo khi cúm vào mùa (27/10)
 Dấu hiệu suy tim ở trẻ em (25/10)
 Trẻ ngủ muộn sau khung giờ này sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh và chiều cao (24/10)
 Nguyên nhân kháng kháng sinh gây nguy hiểm (19/10)
 Trẻ bị viêm amidan cấp cần lưu ý gì khi giao mùa? (18/10)
 Phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong giai đoạn giao mùa (15/10)
 Cách phòng dịch bệnh đơn giản từ việc rửa tay (13/10)
 Bảo vệ sức khoẻ khi trẻ tới trường (12/10)
 Phòng, chống dịch bệnh trong trường học: Không chủ quan, lơ là (11/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i