Xã hội
   Phòng chống đuối nước: Đừng để "đầu bạc tiễn đầu xanh" vì trẻ thiếu kỹ năng
 

 

Phòng chống đuối nước: Đừng để "đầu bạc tiễn đầu xanh" vì trẻ thiếu kỹ năng

Tình trạng đuối nước trẻ em dù đã được cảnh báo nhiều nhưng nguy cơ thực tế vẫn hiển hiện khi có rất nhiều trẻ sống ở vùng sông nước mà không được trang bị kỹ năng bơi.

Một tuần, 3 trẻ bị đuối nước

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 5 trẻ em bị đuối nước. Sang đến 2022, mới tính 6 tháng đầu năm đã có 5 trẻ bị đuối nước ở huyện Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân và huyện Phước Long.

Đặc biệt, chỉ trong khoảng một tuần đầu tháng 6 ở huyện Phước Long có đến 3 trẻ bị đuối nước. 


Đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, đến thăm, chia sẻ với gia đình có trẻ em bị đuối nước ở huyện Phước Long (Ảnh: Huỳnh Hải).

Chiều ngày 1/6, bé N.P.A. (13 tuổi, ngụ tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long) cùng bạn ra sông bắt ốc. Bé A. không may trượt chân ngã xuống nước. Bạn đi cùng cứ nghĩ A. biết bơi nên đùa giỡn nhưng sau đó không thấy A. nổi lên mới vội tìm người đến ứng cứu. Khi được đưa lên bờ, bé A. đã tử vong.

Bé A. đang học lớp 7. Khoảng một tháng trước, bé xin nghỉ học ở nhà để phụ mẹ chăm nom 3 em nhỏ. Mới ở nhà chưa được bao nhiêu ngày mà bé đã gặp nạn, mất mạng. Theo người nhà, bé A. không biết bơi.

Chiều ngày 8/6, bé H.C.H. (10 tuổi, học sinh lớp 4 ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long) ra sông tắm cùng bạn. Trong lúc tắm, không may bé H. bị trượt chân đuối nước tử vong.

Đó là 2 trong nhiều hoàn cảnh trẻ em bị đuối nước mới xảy ra trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Qua thống kê, hầu hết nạn nhân đều sống ở khu vực vùng sông nước nhưng lại không biết bơi.

Hoàn cảnh của các em phần lớn đều thuộc diện gia đình khó khăn. Em N.P.A. phải nghỉ học ở nhà phụ bố mẹ chăm nom các em nhỏ để cha mẹ mưu sinh. Còn cha mẹ em H.C.H. ly hôn, em sống cùng cha và chị gái 13 tuổi.

Trẻ em vùng sông nước cần được sớm trang bị kỹ năng bơi  

Anh Nguyễn Văn Khanh (ngụ tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, ở miền Tây nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng, có rất nhiều nhà dân sống dọc theo 2 bên bờ sông.

"Có nhà bước ra phía trước cửa đã thấy sông, có nhà thì "sân" sau chính là sông. Có thể nói, cuộc sống người dân gắn bó với sông nước mà không biết bơi là một thiệt thòi và cả thiệt hại", anh Khanh nêu quan điểm.

Theo anh Khanh, những năm qua, tình trạng trẻ đuối nước ở sông, kênh rạch xảy ra khá nhiều, hầu hết các trẻ đều không biết bơi và một phần nguyên nhân là do nhiều cha mẹ, người thân còn ngó lơ, ít quan tâm đến việc trang bị kỹ năng bơi lội cho các em.


Ở vùng sông nước miền Tây, vẫn còn nhiều trẻ em lội sông nước, theo cha mẹ mưu sinh (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải).

Cùng quan điểm với anh Khanh, anh Nguyễn Văn An (ngụ tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) cũng nhận định, trẻ em sống ở vùng sông nước thì việc biết bơi là một trong những kỹ năng chính phải có và cần sớm được trang bị khi đủ điều kiện.

"Xung quanh nhà là sông, ao hồ, các em nhỏ thường ra chơi. Hay vẫn còn nhiều gia đình, trong đó có thể cả những trẻ em, thanh thiếu niên vì cuộc sống mưu sinh phải ra sông, ra biển, xuống ao hồ, kênh rạch, nếu không biết bơi thì rất nguy hiểm, chỉ cần một cú trượt chân hay sụp chỗ sâu thì tính mạng sẽ bị đe dọa ngay", anh An chia sẻ.

Theo anh An, có những tình huống khi gặp sự cố ở vùng sông nước thì ngay cả người biết bơi cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc biết bơi và kỹ năng đặc thù của nó thì ít ra cũng sẽ giúp người gặp nạn như những trẻ em kéo dài được một khoảng thời gian nào đó để người khác đến ứng cứu kịp thời, tránh được thương vong.

Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Yến Hòa, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết, để hạn chế phần nào tình trạng đuối nước xảy ra ở trẻ em, sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến tận hộ gia đình nhằm nâng cao ý thức phòng chống đuối nước cho trẻ em.

Các địa phương cần tích cực tuần tra thường xuyên tại các sông, ao, hồ, kênh rạch lớn trên địa bàn để kiểm tra nhắc nhở các em không được xuống tắm khi không có sự quản lý của người lớn.

Các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ, thường xuyên giám sát, dạy bảo, răn đe con em mình nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần, xuống sông, kênh rạch. Khi có điều kiện thì dạy bơi cho con em mình để các em có thể trang bị được những kỹ năng cần thiết khi tiếp xúc với sông nước.

Nguồn: https://dantri.com.vn/an-sinh/phong-chong-duoi-nuoc-dung-de-dau-bac-tien-dau-xanh-vi-tre-thieu-ky-nang-20220613162053984.htm

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tập huấn ATGT cho sinh viên Khoa Mầm non Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (16/6)
 Hành trang cho trẻ vào lớp 1: Không phải là học trước (14/6)
 Cần Thơ: Hình ảnh ngày đầu tiên tổ chức tiêm ngừa cho trẻ mầm non 5 tuổi (11/6)
 Quãng Ngãi: Trường tiền tỷ xây xong 2 năm vẫn đóng cửa vì... thiếu giáo viên (9/6)
 Thiếu giáo viên trầm trọng khắp nơi (8/6)
 Cách nào chống sốc cho học sinh đầu cấp? (8/6)
 Thêm một trường ĐH tư tại TP.HCM ‘lấn sân’ đào tạo ngành mầm non (7/6)
 Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 tại Hà Nội (6/6)
 Đến bao giờ nghề giáo được ưu tiên nhất, thầy cô sống được bằng lương? (6/6)
 Sửa chùm Thông tư 01-04: Nên bỏ quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp GV (3/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i