Xã hội
   Sửa chùm Thông tư 01-04: Nên bỏ quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp GV
 

Là giáo viên, dạy bất cứ bậc học nào cũng phải có cùng chuẩn mực đạo đức, yêu nghề, mến trẻ, gương mẫu trước học trò, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, dư luận nói chung, giáo viên nói riêng rất phấn khởi.[1]

Những bức xúc của giáo viên trước loạt thông tư 01-04 về cơ bản đã được giải tỏa, đặc biệt là không còn quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp.

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Thế nhưng vẫn còn đó quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cho mỗi bậc học, Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Khoản 1 Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 ghi rõ:

1. Bổ sung Điều 2a sau Điều 2 quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau: “Điều 2a. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

Ta có bảng so sánh tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu - Ảnh do tác giả cung cấp

Ta có bảng so sánh tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông - Ảnh do tác giả cung cấp

Người viết nhận thấy không phù hợp khi đưa nội dung “có kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ” vào quy định trong đạo đức giáo viên, vì nội dung này là năng lực sư phạm giáo viên mầm non phải có sau khi được đào tạo, không phải là đạo đức.

Khoản 1 Điều 1, Điều 2, Điều 3, đều ghi các điểm lần lượt từ 1 đến 4, trong khi đó Khoản 1 Điều 4 lại ghi a, b, c, 4 là không thống nhất trong một văn bản.

Nhìn vào tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên các bậc học trên ta thấy na ná nhau, chỉ khác biệt là trình bày không thống nhất; với giáo viên mầm non có thêm “biết quản lý cảm xúc”.

Đôi điều kiến nghị

Là giáo viên, dạy bất cứ bậc học nào cũng phải có cùng chuẩn mực đạo đức, yêu nghề, mến trẻ, gương mẫu trước học trò. Mỗi bậc học có một tiêu chuẩn đạo đức riêng, liệu có phù hợp?

Người viết đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên bỏ hẳn Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên các bậc học trong Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Tại sao nên bỏ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên các bậc học?

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008, Quy định về đạo đức nhà giáo.[2]

Nội dung Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT bao hàm đầy đủ, chính xác hơn Khoản 1 Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Thứ hai, Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT đến nay vẫn còn nguyên giá trị, chưa có bất cứ văn bản nào thay thế, hủy bỏ Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT.

Vì thế, sử dụng Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo vẫn hợp tình, hợp lý, hợp pháp, không cần quy định riêng tiêu chuẩn đạo đức giáo viên ở mỗi bậc học trong bất cứ văn bản pháp luật nào khác.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1585

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-16-2008-QD-BGDDT-quy-dinh-ve-dao-duc-nha-giao-64951.aspx

Nguồn https://giaoduc.net.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Người trẻ chọn ngành giáo dục đặc biệt (2/6)
 Hà Nội yêu cầu các nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp hè (30/5)
 Thận trọng khi truyền thông về trẻ em (27/5)
 Trường Mầm non 8-3: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (24/5)
 Đề xuất hỗ trợ giáo viên tư thục 3,7 triệu đồng/người: 'Một đồng cũng quý' (23/5)
 Thiếu không gian cho trẻ vui chơi an toàn (21/5)
 Hà Nội dự kiến xem xét tăng học phí công lập năm học 2022-2023 (21/5)
 Cần chính sách đãi ngộ giáo viên mầm non (20/5)
 Vượt hơn 400km mang yêu thương đến với học sinh vùng cao Hà Giang (18/5)
 Học phí tăng, gánh nặng tiền trường có giảm? (17/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i