Giáo dục trẻ
   Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu này sẽ khiến con cái bị tổn thương rất nhiều, thậm chí phá hỏng hạnh phúc sau này
 


Có những câu nói cản trở sự phát triển của con cái nhưng bố mẹ lại vô tình không biết. Không những vậy, nó còn khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa cách.

Khi dạy dỗ con cái, có đôi lúc bố mẹ sẽ không tránh khỏi những câu nói mang tính sát thương trẻ. Đôi khi chỉ là những câu nói vô tình nhưng nó lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Sau đây là những câu nói dễ dàng khiến con cái bị tổn thương, bố mẹ nói quá 3 câu cũng đủ phá hỏng hạnh phúc của con mình.

1. "Con nhìn con của nhà người ta kia kìa"

Hầu hết mọi người ít nhiều đã từng bị bố mẹ mình so sánh với con nhà người ta khi còn nhỏ. Tâm lý so sánh này là biểu hiện của việc bố mẹ mong muốn con mình trở nên giỏi giang hơn, biến sự tự ái thành động lực để cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc so sánh này hoàn toàn phản tác dụng.

 


Ảnh minh họa.

Con cái luôn khao khát được bố mẹ hiểu mình, được công nhận. Việc bố mẹ nói những lời trái ngược với suy nghĩ của trẻ khiến chúng có cảm giác bị bỏ rơi.

Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể duy nhất, không ai giống ai, việc so sánh thực sự rất khập khiễng. Nếu bố mẹ muốn con mình trở thành "con nhà người ta", trước hết bản thân cũng phải trở thành "bố mẹ nhà người ta". Nếu hiểu được vấn đề này, bố mẹ cần bỏ ngay sự so sánh mù quáng, quan tâm tới cảm nhận của con mình hơn thay vì điểm số.

2. "Em con còn nhỏ, con phải biết nhường nhịn chứ"
Nhiều bố mẹ thường hay nói câu này, anh chị thì phải biết nhường nhịn em. Ý định ban đầu của người lớn là xóa bỏ sự tị nạnh giữa 2 đứa trẻ, để chúng có thể thân thiết hơn. Thế nhưng, khi nói ra câu này, con cái thường cảm thấy bố mẹ không quan tâm tới cảm xúc của mình. Thậm chí chúng có thể xem em mình như một "đối thủ cạnh tranh" bỗng nhiên xuất hiện, giành hết tình cảm của bố mẹ.


Ảnh minh họa.

Trong nền giáo dục truyền thống, con cái thường được dạy dỗ rằng, cần phải yêu thương nhường nhịn em của mình. Tuy nhiên, sự nhường nhịn này hoàn toàn phải dựa trên sự tự nguyện, bố mẹ không được ép buộc. Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần và chúng xứng đáng nhận được tình yêu thương công bằng từ bố mẹ.

3. "Con cho bạn mượn đồ chơi với, đừng có keo kiệt như vậy"
Có không ít những trường hợp con mình bị đứa trẻ khác giật mất đồ chơi, bố mẹ thường vì cả nể hoặc tình cảm mà ra lệnh cho con mình phải biết chia sẻ.

Thực chất của việc chia sẻ như thế này chính là bố mẹ dùng quyền hành của mình ép buộc con cái làm những thứ chúng không thích. Khi bố mẹ ép con mình chia sẻ, nói cách khác họ cũng đang gián tiếp nói với trẻ rằng, chúng có thể ép buộc người khác.

Nhiều bố mẹ chưa ý thức được sự bất bình đẳng này, thay vào đó họ lại sử dụng dưới dạng "chia sẻ". Họ cho rằng, việc một đứa trẻ biết chia sẻ như vậy là điều nên làm.

Nếu muốn con mình biết cách hào phóng, trước hết trẻ cần phải hiểu những thứ thuộc về mình và thuộc về người khác là như thế nào. Trẻ cũng cần được quyền từ chối việc chia sẻ nếu bản thân chúng không muốn.

4. "Bố mẹ làm tất cả là vì con"
Có lẽ không ít bố mẹ từng thốt ra câu nói: "Bố mẹ làm tất cả vì con" hoặc "Bố mẹ cực khổ làm việc đều vì con". Không thể phủ nhận rằng, những gì bố mẹ làm đều chỉ muốn mang đến những điều tốt đẹp cho con mình. Thế nhưng, dưới góc độ của con cái, cách bố mẹ dành tình cảm như thế này chẳng khác gì một chiếc gông cùm nặng nề.

Bố mẹ thường xuyên nói câu này sẽ khiến con cái cảm thấy áp lực, không có lợi cho sự trưởng thành của chúng. Việc bố mẹ than khổ khi vất vả làm việc khiến con cái cảm thấy tội lỗi.

Bố mẹ dành những điều tốt đẹp cho con cái hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện và tình yêu thương vô điều kiện. Vì thế, dù có làm việc vất vả cũng không nên than phiền với con cái.

5. "Sao con ngốc thế"
Một số bố mẹ thường nói câu này mỗi khi giảng bài hoặc bày một thứ gì đó nhưng trẻ mãi không hiểu. Lời nói này khiến đứa trẻ cảm thấy bố mẹ đang ghét mình, khiến chúng trở nên mất tự tin.

Nếu thường xuyên nói câu này, bố mẹ vô tình dán nhãn lên con cái, khiến đứa trẻ dần tin rằng mình thực sự ngốc nghếch, không thể làm được việc gì cả.

Bố mẹ là người thầy đầu tiên và là chỗ dựa lớn nhất của con cái. Sự khẳng định của bố mẹ đối với sự trưởng thành của con cái rất quan trọng. Điều này cũng giống như một cây cối sẽ không thể lớn lên nếu không được tưới nước.

Nguồn: Nhịp Sống Việt

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 cách cư xử này chẳng khác nào “liều thuốc độc” khiến con cái bị tổn thương nhất, đặc biệt là coi con như "công cụ kiếm tiền" (28/11)
 6 cách giúp trẻ độc lập hơn (28/11)
 Những sai lầm khi dạy con tiết kiệm (28/11)
 5 giá trị cốt lõi phát triển nhân cách cho trẻ (17/11)
 Cuối cùng tôi cũng tìm ra cách để thôi “hét vào mặt con”, không cần nói gì mà cũng hiệu quả phết, bạn thử đi! (17/11)
 Tôi nói gì con cũng bỏ ngoài tai, nhưng sau vài ngày quan sát đã tìm ra bí quyết tuyệt vời để các mẹ tham khảo đấy! (17/11)
 "Giáo dục tình cảm xã hội" cho trẻ mầm non: Thước đo nào kiểm tra giá trị? (6/11)
 Trước 6 tuổi, bố mẹ nhất định không nên ép con mình 4 điều này nếu không sẽ khiến trẻ thua kém bạn bè (6/11)
 Cách giúp trẻ phát triển toàn diện (28/10)
 Khi trẻ con thành nơi 'xả' của cha mẹ (28/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i