Giáo dục trẻ
   5 giá trị cốt lõi phát triển nhân cách cho trẻ
 

 

Cha mẹ định hướng trẻ biết quan tâm, chịu trách nhiệm, trung thực, tôn trọng, trí tuệ trong hành trình hoàn thiện nhân cách.

Việc xây dựng, giáo dục tính cách cho trẻ trong những giai đoạn đầu đời có ý nghĩa quan trọng, giúp hình thành nền tảng đạo đức sau này. Các chuyên gia giáo dục của Đại học Harvard (Mỹ) thông tin, nhân cách ảnh hưởng đến thành công trong sự nghiệp, quyết định tổng thể thái độ, hành vi trong cuộc sống. Nhân cách bao gồm sự kết hợp của nhiều đặc điểm: suy nghĩ, thái độ, hành vi, khả năng giao tiếp, trách nhiệm, trung thực, trí tuệ...

Quan tâm

Nghiên cứu về sự phát triển của con người chỉ ra rằng, sự đồng cảm, quan tâm, lòng nhân ái có từ sớm. Nhưng để trở thành những người đạo đức, có tâm, trẻ em cần người lớn giúp đỡ trong giai đoạn tuổi thơ.

Theo thầy, cô Đại học Harvard, phụ huynh nên nỗ lực để nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ với người khác. Các chuyên gia lý giải, những người biết đồng cảm sẽ hạnh phúc, thành công hơn. Ngày nay, trong môi trường làm việc, bên cạnh năng lực nghiệp vụ, sự thành công thường phụ thuộc vào việc cộng tác hiệu quả với những người khác. Những đứa trẻ có sự đồng cảm, hiểu biết xã hội thường là những người cộng tác tốt hơn.

Thông thường, trẻ em học sự quan tâm, tôn trọng khi chúng được đối xử theo cách đó. Cha mẹ nên yêu thương con cái dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như: quan tâm đến nhu cầu thể chất, tình cảm bé, xây dựng môi trường gia đình ổn định, tôn trọng sở thích, quyết định của bé.

Hàng ngày, người lớn có những cuộc trò chuyện, quan tâm cuộc sống của bé. Cha mẹ giao tiếp với con từ những hỏi đơn giản như: "ngày hôm nay của con thế nào?", "điều gì khiến con vui nhất?"... Bên cạnh đó, gia đình có các hoạt động gần gũi với con cái như cùng chơi trò chơi, đọc sách trước khi đi ngủ.

Trung thực

Trường Quốc tế JP - Pháp thông tin, ngày nay, trong thế giới chúng ta đang sống, chỉ được giáo dục thôi là chưa đủ. Để thành công, mỗi người cần kỹ năng mềm, đức tính tốt bổ sung cho kiến thức. Trong đó, trung thực là một trong những "tài sản" quan trọng mà mỗi người cần sở hữu.

Các chuyên gia trường Quốc tế JP đưa ra một số lời khuyên giúp bậc cha mẹ dạy những giá trị của trung thực cho trẻ ngay từ nhỏ. Cụ thể, phụ huynh nói chuyện với con cái, thường xuyên trao đổi về các giá trị của sự trung thực trong xã hội. Bằng những ví dụ sinh động như: khi phạm sai lầm, trung thực nhận lỗi sẽ nhận sự cảm thông, tha thứ, tình cảm của bạn bè. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên là những tấm gương trung thực cho trẻ.


Rèn trẻ biết quan quan tâm, có trách nhiệm... giúp bé hoàn thiện nhân cách. Ảnh minh họa: ISSP

Tôn trọng

Với trẻ nhỏ, hành vi thể hiện sự tôn trọng không cần quá to tát, đơn giản là biết lắng nghe bạn bè, nói chuyện lễ phép với bố mẹ, thầy cô, người lớn tuổi. Điều này cũng sẽ xây dựng cho trẻ phẩm chất tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Pamela Li, một bà mẹ sống tại bang California, Mỹ, chia sẻ trên Parenting For Brain: Một hôm, con gái 5 tuổi ăn bánh quy trong phòng ngủ. Dù chị đã nhắc cháu không được làm vậy nhưng con gái lờ đi yêu cầu của mẹ. Người mẹ trẻ tức giận và hét lên: "Mẹ đã bảo con không được ăn trong phòng ngủ". Con gái quay lại nhìn mẹ và rời phòng.

Chị Pamela Li cho rằng, việc la hét không hiệu quả trong trường hợp này. Để dạy trẻ tôn trọng người khác, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, kiểm soát tình hình. Đây cũng là hành động thể hiện bạn đang tôn trọng con. Sau đó, hãy cân nhắc hành vi của con là cố tình hay vô ý, từ đó đưa ra lời bảo ban cụ thể.

Nhiều tình huống trẻ thiếu tôn trọng người khác vì chưa nắm rõ các yêu cầu hoặc chưa được hướng dẫn. Đó là lúc phụ huynh cần dạy bảo con cái nhưng việc giáo dục sẽ không thành công nếu cha mẹ cáu giận, la hét.

Sự thông thái

Thầy Lester Stephens, hiệu trưởng trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP), cho rằng, thông thái là khái niệm rộng, khó định nghĩa nhất. Sự thông thái yêu cầu cả một quá trình khám phá từ quá khứ tới tương lai và xa hơn nữa. Từ điển Oxford cung cấp ba định nghĩa về sự thông thái:

- Có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng phán đoán tốt, khôn ngoan, "lắng nghe những lời thông thái của chính bản thân mình".

- Sự hợp lý của hành động hoặc quyết định có liên quan đến việc áp dụng kinh nghiệm, kiến thức và các phán đoán đúng đắn.

- Có kiến thức và các nguyên tắc phát triển trong một xã hội hoặc thời kỳ cụ thể.

Tại trường Quốc tế TP HCM ISSP, đơn vị đánh giá cao sự tự tin, sáng tạo và đổi mới. Đơn vị trân trọng khả năng lãnh đạo, chủ động, nền giáo dục cân bằng và toàn diện. Môi trường giáo dục sẽ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên, để mỗi cá nhân có thể thực hành khả năng dẫn dắt, lãnh đạo. Trong quá trình này, sự thông thái sẽ được phát triển hơn. Nhà trường mong muốn các bé cố gắng trong mọi lĩnh vực, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập bởi kiến thức sẽ đưa đến sự hiểu biết, sau đó dẫn tới trí tuệ.


Bên cạnh các giờ học chính khóa, học sinh trường Quốc Tế Saigon Pearl còn tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện thân thể. Ảnh minh họa: ISSP

Có trách nhiệm

Trách nhiệm là một kỹ năng sống, khác nghĩa vụ. Nghĩa vụ là nấu một bữa cơm, trách nhiệm đồng nghĩa cả nhà sẽ ăn ngon. Cô Kristin Wegner - Cố vấn, Điều phối viên Ban hỗ trợ học sinh và Trưởng ban An toàn học đường trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) cho rằng, cha mẹ cần dạy con trách nhiệm từ nhỏ bằng cách cách đơn giản như: để bé tự vệ sinh cá nhân, hoàn thành bài tập giáo viên giao...

Tại ISSP, trách nhiệm được định nghĩa là các con được khuyến khích theo đuổi sở thích, đam mê của mình. Trẻ tận tâm với học tập, chuyên cần, bền bỉ, kiên cường để đạt tới thành công trên con đường học vấn.

Nhà trường luôn khuyến khích học sinh đam mê học tập, trau dồi kiến thức. Các thầy cô tôn vinh mọi nỗ lực, thành công của các con trong quá trình học tập tại trường, trau dồi kỹ năng, phát triển tinh thần trách nhiệm cho bản thân.

Thực tế, có nhiều cách để trẻ hiểu về đức tính này, ví dụ như luôn đúng giờ, tự giác dọn dẹp sau khi sử dụng, có trách nhiệm với cảm xúc, thái độ, hành động của chính mình. Gần đây, cô Barbara Amador, Chuyên Viên Công nghệ Tích Hợp của trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đã cùng học sinh tìm hiểu về chủ đề "Công dân thời công nghệ" và làm thế nào để có trách nhiệm trên thế giới mạng. Đây cũng là một chủ đề cha mẹ có thể cùng thảo luận với con để đảm bảo trẻ sử dụng mạng một cách an toàn.

Tại ISSP, trẻ trải nghiệm môi trường học theo chương trình quốc tế. Các bé là trung tâm của việc giáo dục dựa trên phương pháp chơi mà học (play-based), được lắng nghe, tôn trọng. Lúc này, cha mẹ, thầy cô là người bạn đồng hành, định hướng trẻ.

Trẻ tự xây dựng quá trình học tập của bản thân, cảm nhận về thế giới xung quanh mình với những suy nghĩ, quan điểm riêng thông qua việc tìm tòi, khám phá. Thầy cô tạo điều kiện để các bé học hỏi từ những sai lầm, tự giải quyết vấn đề. Hành trình lớn lên của bé tuân thủ 5 giá trị cốt lõi phát triển nhân cách. Các em sẽ là những cá nhân biết quan tâm, chịu trách nhiệm, trung thực, tôn trọng, thông thái. Bên cạnh đó, trẻ hoàn thiện nhân cách qua giao tiếp với thầy cô, bạn bè bằng nhiều cách khác nhau thông qua lời nói, hành động. Giáo viên tôn trọng khả năng của trẻ, để bé suy nghĩ, trải nghiệm, cảm nhận.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cuối cùng tôi cũng tìm ra cách để thôi “hét vào mặt con”, không cần nói gì mà cũng hiệu quả phết, bạn thử đi! (17/11)
 Tôi nói gì con cũng bỏ ngoài tai, nhưng sau vài ngày quan sát đã tìm ra bí quyết tuyệt vời để các mẹ tham khảo đấy! (17/11)
 "Giáo dục tình cảm xã hội" cho trẻ mầm non: Thước đo nào kiểm tra giá trị? (6/11)
 Trước 6 tuổi, bố mẹ nhất định không nên ép con mình 4 điều này nếu không sẽ khiến trẻ thua kém bạn bè (6/11)
 Cách giúp trẻ phát triển toàn diện (28/10)
 Khi trẻ con thành nơi 'xả' của cha mẹ (28/10)
 Đừng trách con mặc cảm, hèn nhát hay tham tiền! Nếu không có quan niệm nghèo nàn này của phụ huynh, đứa trẻ sẽ không trở nên như vậy (28/10)
 Phương pháp nuôi dạy con nổi tiếng từ chuyên gia bố mẹ nên biết (28/10)
 Bài toán khó nhất của mọi phụ huynh thời hiện đại chắc chắn là “làm bố mẹ một cách ôn hoà”: Yêu nhưng không được cho roi vọt! (17/10)
 8 sai lầm nuôi dạy con ai cũng mắc (17/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i