Sức khoẻ
   Giúp mẹ nhận biết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sớm nhất
 

Tắc lệ đạo bẩm sinh gặp 50% ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ có triệu chứng chảy nước mắt tự nhiên và liên tục, viêm kết mạc kéo dài và tái đi tái lại. Hầu hết tắc lệ đạo bẩm sinh tự khỏi sau 4-6 tuần nhưng có một số trường hợp cần được can thiệp.

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới.  Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài.

Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ.

Nhiều người nhầm tưởng các bé ảnh hưởng từ nước ối bẩn trong quá trình mẹ chuyển dạ thì bị mắc bệnh này. Song thực tế đây là bệnh bẩm sinh, do có màng bít ở ống lệ đạo.

Nguyên nhân gây tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp và thường biểu hiện trong những ngày đầu sau sinh. Bất thường này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng một số nguyên nhân phổ biến như: Không có hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mắt (là điểm khởi đầu của ống lệ đạo). Dò ống lệ mũi bẩm sinh. 

Tắc lệ đạo bẩm sinh thường gặp khoảng 50% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ổng lệ mũi còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.

Ngoài ra, bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng khả năng mắc phải tắc lệ đạo, gặp trong hội chứng Down.

Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi có thể là nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh. Hoặc bất kỳ một khối u nào có khả năng gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều là nguyên nhân của tắc lệ đạo.

Hình ảnh bé bị tắc lệ đạo mắt trái

Dấu hiệu nhận biết tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị tắc lệ đạo biểu hiện dẽ nhận thấy là hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt.

Điều cha mẹ dễ nhận thấy là mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt. Khi bé biết đưa tay thì hay dụi mắt, đỏ da bờ mi. Viêm kết mạc (mắt đỏ) kéo dài và tái đi tái lại.

Đây là một trường hợp tắc lệ đạo hai bên. Cả hai mắt đều bị ảnh hưởng, mặc dù phía mắt trái có nhiều chất tiết hơn mắt phải

Cần làm gì?

Ở trẻ sơ sinh, trước 3 tháng tuổi nếu phát hiện tắc lệ đạo cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh mắt đúng cách. Cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé có thể dùng bông y tế thấm nước đun sôi để nguội (hoặc dùng nước muối sinh lý) nhẹ nhàng lau mắt cho bé 3-5 lần/ngày để lấy hết ghèn bám quanh mắt.

Có thể mát-xa vùng túi lệ, không cần can thiệp y khoa vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Mát-xa mắt thông tuyến lệ cần kiên trì, hàng ngày và khoảng 1-2 tháng sẽ khỏi. Nếu sau thời gian mát-xa mắt không hiệu quả thì cần sử dụng can thiệp y khoa. Mát-xa theo các bước sau:  Trước hết rửa tay sạch sẽ, đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên tạo với trục mắt một góc khoảng 10-15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ, day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ trong túi lệ (nếu có) qua lệ quản ra ngoài. 

Sau đó, dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ 1-2 giọt muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt theo chỉ định bác sĩ vào túi kết mạc, chờ 1-2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp lực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10-15 lần.

Các bước này nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, sau một tháng không khỏi thì cần đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ tư vấn cách điều trị thích hợp.

Lưu ý: Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

BSCK2 Mỹ Huệ

Nguồn https://suckhoedoisong.vn/

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh (30/7)
 Bài thuốc trị trẻ đầy bụng do hư trướng (29/7)
 Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mùa Covid-19 (29/7)
 Hạn chế nóng, sốt ở trẻ nhỏ - Cách gì? (27/7)
 Nguy cơ tổn thương não ở trẻ em mắc COVID-19 trầm trọng (26/7)
 Giải pháp giúp bé hết lo táo bón (22/7)
 Ở nhà tránh dịch- Làm gì để phòng vẹo cột sống ở trẻ em? (21/7)
 Bé ngủ ngày thức đêm phải làm gì? (14/7)
 Khi nào trẻ được dùng kem chống nắng? (13/7)
 Vắc xin phòng COVID-19 mRNA không ảnh hưởng tới sữa mẹ (10/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i