Sức khoẻ
   Cách lưu giữ, bảo quản thuốc trong gia đình
 
Đã có không ít trường hợp ngộ độc liên quan đến việc tồn trữ, sử dụng thuốc trong gia đình, nhất là do để thuốc lẫn lộn với những vật dụng khác khiến trẻ em dễ dàng lấy uống. Những sự cố này hoàn toàn phòng ngừa được. Thuốc lưu trữ ở nhà có thể là loại thừa ra sau khi dùng theo đơn bác sĩ, hoặc được mua sẵn để trị một số rối loạn nhẹ như cảm sốt, đau nhức, ho, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng...Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên cần được cất giữ, bảo quản tốt chứ không thể để bừa bãi, lẫn lộn với những vật dụng khác trong gia đình. Nhiều trường hợp đến giờ uống thuốc nhưng người bệnh tìm mãi chẳng thấy đâu, hoặc đã bị hỏng do để ở nơi không thích hợp! Do đó, tốt nhất mỗi nhà nên cất giữ thuốc trong một tủ riêng biệt gọi là tủ thuốc gia đình. Ta có thể mua hay đóng một tủ nhỏ treo lên tường, vách hoặc đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào. Không nên đặt tủ trong buồng tắm vì sự ẩm ướt sẽ làm thuốc rất mau hỏng. Nơi đặt thuốc phải bảo đảm trẻ em không với tới, hoặc tủ phải có khóa để trẻ không mở được. Nếu nhà không có trẻ nhỏ, có thể giữ thuốc trong ngăn kéo bàn hoặc một hộc của tủ lớn. Trong tủ hoặc nơi giữ thuốc, để dễ tìm, ta nên phân thành 3 loại đặt ở 3 chỗ khác nhau: 1. Loại thuốc do bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng: Thuốc này cần để riêng một nơi và tốt nhất là để trong bao, gói có ghi rõ loại thuốc gì, dùng như thế nào (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, những vấn đề cần lưu ý như uống vào lúc bụng no...). 2. Các loại thuốc thường dùng để trị một số bệnh nhẹ hay gặp. - Thuốc giảm đau hạ sốt nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ em (nếu dùng aspirin, nên ghi: “Dành cho người lớn”). - Thuốc trị ho gồm siro (như Théralène) chứa chất kháng histamin làm dịu ho cho trẻ. Loại thuốc dạng viên chứa codein (như Terpin-codein) thì ghi: “Chỉ dành cho người lớn”. - Thuốc trị tiêu chảy: Nên dự trữ một vài gói Oresol để bù nước và chất điện giải, thuốc chứa than hoạt hoặc Smetite Còn thuốc làm liệt nhu động ruột (như Paregorie) chỉ nên dùng cho người lớn. - Thuốc trị táo bón: Nếu phân quá khô, cứng gây khó đi tiêu, có thể dùng dạng thuốc bơm glycerin vào hậu môn (Rectiofar). Nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân, có thể dùng thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol hoặc đường lactulose. Loại thuốc tẩy nhuận kích thích quá mạnh (Neo-boldolaxine) chỉ dùng cho người lớn. - Thuốc trị chứng khó tiêu, đầy bụng: Nên có loại chứa hợp chất nhôm và magiê kháng acid kèm chất chống đầy hơi simethicone (Simelox), hoặc thuốc tăng trương lực dạ dày (Motilium-M). Các thuốc nêu trên có thể nhờ dược sĩ ở nhà thuốc hướng dẫn mua và chỉ cách sử dụng. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc để điều trị những rối loạn nhẹ dăm bảy ngày, nếu triệu chứng không đỡ phải đi khám bác sĩ. 3. Các loại thuốc dùng ngoài: Gồm Povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già (eau oxygénée), cồn 70 độ..., bông băng, một số vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai. Lưu ý không dùng thuốc nhỏ tai để nhỏ mũi hoặc thuốc dùng ngoài da làm thuốc nhỏ mắt. Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống), ta nên sắp đặt riêng thành hai phần: dành cho người lớn và dành cho trẻ em; không để lẫn lộn. Nên giữ thuốc nguyên trong bao bì, giữ cả bản hướng dẫn sử dụng. Tất cả các loại thuốc viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và dán nhãn ghi rõ tên. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi chú: “người lớn”. Nếu có hạn dùng (thường gọi là “đát” - Expiry date), phải ghi rõ và thường xuyên theo dõi, nếu quá hạn phải bỏ đi ngay và thay thuốc mới. Để giữ nhãn thuốc không bị bong, có thể dùng băng keo trong dán chồng lên. Cũng nên để sẵn một đèn pin ở đầu giường ngủ để phòng khi đang đêm cúp điện; tránh việc mò mẫm lấy thuốc trong tình trạng không đọc được tên. Theo Sức Khỏe & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ vuốt ve giúp bé mau lớn (17/11)
 GDMN: Làm thế nào để khuyến khích trẻ tập thể dục? (16/11)
 Đau đầu ở trẻ em - nguyên nhân và hướng điều trị (15/11)
 Lé không thường xuyên (12/11)
 Tháng 11: Coi chừng bệnh viêm não cấp trẻ em! (10/11)
 Tế bào của con chữa lành vết thương cho mẹ (10/11)
 Phòng và trị bệnh ho gà (25/10)
 Bình xịt phòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và trẻ (23/10)
 Nấm lưỡi khiến trẻ biếng ăn (20/10)
 Tiến hành 3 ca ghép thận cho trẻ em (19/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i