Sức khoẻ
   Phòng và trị bệnh ho gà
 
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp qua các giọt nhỏ nước bọt chứa trực khuẩn ho gà. Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ em 1-6 tuổi dễ bị hơn; trẻ càng nhỏ bệnh càng nặng. Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng. Về sau ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ. Cơn ho bắt đầu bằng một chuỗi dài, rũ rượi, không kiềm chế được, mỗi cơn có khoảng 15-20 tiếng ho hắt ra liên tiếp. Các cơn nặng kéo dài vài phút, có tiếng rít khi hít vào giống như gà gáy (do hụt hơi giữa các cơn). Hết đợt ho, trẻ khạc ra chất nhớt màu trắng, trông giống như lòng trắng trứng. Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc mặt đỏ, lưỡi thè ra, mệt mỏi bơ phờ... Có thể xuất hiện ban ở mặt, phù xung quanh hốc mắt, loét hăm lưỡi, sốt... Ở trẻ sơ sinh và trẻ yếu thường không có tiếng rít, cơn ho không điển hình, chủ yếu là tím tái, ngừng thở, nôn mửa, dễ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Người lớn cũng không có các cơn ho điển hình, thường không tiếng rít, chủ yếu là ho kéo dài dễ nhầm với viêm phế quản. Trung bình sau khoảng 3-4 tuần, các cơn ho giảm dần, thời gian cơn ho ngắn lại; bệnh nhân khạc đờm ít, thể trạng khá dần và hồi phục. Ho gà có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thường gặp nhất là viêm, giãn phế quản hoặc viêm phổi. Những cơn ho mạnh có thể gây lồng ruột, thoát vị rốn, thoát vị bẹn, sa trực tràng hoặc vỡ cơ hoành, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi. Một số rất ít người có biến chứng về thần kinh dẫn đến liệt nửa người, liệt một chi, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, co giật do thiếu ôxy não hoặc do sốt cao, xuất huyết não... Ho gà được điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu, dùng sớm để rút ngắn thời gian bệnh, giảm lây lan và các biến chứng. Giảm ho và cắt cơn ho bằng thuốc an thần, thuốc kháng histamin. Bệnh nhân còn được dùng thuốc trợ tim, chống nôn khi cần thiết; dùng thêm vitamin A, D, C, B1 và B6. Bệnh nhân cần ăn nhiều bữa, đủ chất dinh dưỡng; nếu nôn nhiều có thể nuôi qua sonde hoặc truyền tĩnh mạch. Cần bổ sung nước và điện giải. Người bệnh phải được hút đờm rãi (nhất là trẻ sơ sinh), thở ôxy khi cần thiết, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nên theo dõi sát tình trạng tim mạch, hô hấp để cấp cứu kịp thời. Người mắc ho gà phải cách ly tại bệnh viện tối thiểu 5 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị. Ho gà có thể dự phòng hiệu quả bằng vacxin DPT (phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván). Vacxin này được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch sau: mũi 1 lúc 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi và mũi 3 sau đó 1 tháng. BS Nguyễn Thanh Tú, Sức Khỏe & Đời Sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bình xịt phòng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và trẻ (23/10)
 Nấm lưỡi khiến trẻ biếng ăn (20/10)
 Tiến hành 3 ca ghép thận cho trẻ em (19/10)
 Trợ thở bằng khí thường tốt hơn ôxy nguyên chất (14/10)
 Phát hiện bệnh sởi ở trẻ (13/10)
 Chứng liệt nửa mặt (13/10)
 Bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm (7/10)
 Ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ (6/10)
 Tiếng nhạc lớn làm phổi trẻ bị tổn thương! (6/10)
 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em (23/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i