Sức khoẻ
   Ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
 
Cũng như người lớn, khi ăn phải thức ăn bị ôi thiu trẻ sẽ bị ngộ độc, nhất là trẻ nhỏ, sức chống đỡ còn yếu do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, thời gian ăn phải thức ăn nhiễm bẩn mà bệnh nhi có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, sau khi ăn những thức ăn bị hỏng như bánh, sữa, trứng, hoa quả; thức ăn bị ôi thiu như thịt, cá, tôm, cua, ốc, canh, xúp...; hoặc ăn đồ hộp để quá hạn sử dụng, bị hỏng ngộ độc sẽ xảy ra đột ngột. Trẻ bị sốt, có thể sốt cao kèm theo nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra nước, nếu nặng nôn ra nước màu sẫm như bã cà phê (do xuất huyết đường tiêu hóa), bụng chướng hơi hoặc có cơn đau quặn. Sau đó trẻ tiêu chảy, lúc đầu phân lỏng nhiều nước, mùi tanh, sau lẫn chất nhầy như mũi, có khi lẫn máu. Trẻ mệt mỏi, ăn uống kém, có thể không muốn ăn, trẻ nhỏ không muốn bú mẹ, trẻ quấy khóc, đôi khi vật vã. Do nôn nhiều, tiêu chảy nhiều và sốt cao, nếu không được xử lý kịp thời (như cho uống ORS) trẻ sẽ bị mất nước. Tùy theo mức độ: trẻ khát nước, mắt trũng môi khô, trẻ nhỏ sờ thóp lõm. Nếu trẻ bụ bẫm thì dấu hiệu mất nước sẽ khó nhận biết hơn, chủ yếu chỉ thấy trẻ khóc không có nước mắt, đái ít. Nếu bị nhiễm độc nặng, trẻ có thể bị vật vã, hoặc li bì, co giật, chân tay lạnh, mạch yếu. Trẻ không đái được do không có nước tiểu. Trẻ khó thở, tím tái, nếu không điều trị kịp thời có thể bị tử vong do mất nước hoặc do nhiễm độc nặng. Vì vậy khi phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện bị ngộ độc thức ăn như: nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc nghi thức ăn bị nhiễm bẩn mà trẻ ăn phải thì trước hết phải làm cho trẻ nôn hết thức ăn đã ăn vào. Sau đó cho uống dung dịch ORS (dung dịch bù nước và điện giải), cho uống theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ nôn, sau khi nôn 10 phút lại cho uống dung dịch ORS. Nếu chưa có ORS có thể dùng nước sạch đun sôi để nguội pha theo công thức: 1 lít nước + 2 gạt thìa cà phê đường và 1/4 gạt thìa cà phê muối cho uống theo nhu cầu. Nếu thấy có những dấu hiệu nặng như: sốt cao li bì, co giật, mạch yếu, chân tay lạnh, đái ít hoặc trong 6 giờ trẻ không đái được thì phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu và bù nước bằng đường truyền tĩnh mạch. Ðể phòng ngộ độc thức ăn cho trẻ nhỏ không nên cai sữa vào mùa hè, các thức ăn bổ sung cho trẻ như: bột, súp, cháo... nấu bữa nào cho ăn bữa ấy. Dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo sạch sẽ. Trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn phải rửa tay sạch sẽ. Nếu phải đi xa, ngoài việc chuẩn bị thức ăn cần thiết, đừng quên mang theo 1-2 gói ORS để phòng khi trẻ bị tiêu chảy có sẵn dùng ngay, trước khi tìm được hiệu thuốc hoặc cơ sở y tế. BS. Minh Nguyệt (SKĐS)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tiếng nhạc lớn làm phổi trẻ bị tổn thương! (6/10)
 Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em (23/9)
 Tật cắn ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách chữa trị (23/9)
 Cô giáo mầm non làm gì giúp trẻ bị viêm tai giữa (21/9)
 Học sinh bị bệnh suyễn: phải làm gì? (6/9)
 Làm gì khi bé bị sốt cao? (31/8)
 Bệnh còi xương ở trẻ em (30/8)
 Sốt - dấu hiệu của nhiều căn bệnh ở trẻ (28/8)
 Cảnh giác khi chích cùng lúc nhiều loại vắc-xin (27/8)
 Nhựa độc hại: Sát thủ vô hình cho trẻ em! (23/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i