Sức khoẻ
   Cảnh giác khi chích cùng lúc nhiều loại vắc-xin
 
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp chủng ngừa các loại bệnh bằng vắc-xin, do đó có không ít thắc mắc xoay quanh việc xét nghiệm và chích ngừa. Để rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với BS Nguyễn Viết Thịnh – chuyên khoa khám và chích ngừa Viện Pasteur TPHCM. . Chích nhiều loại vắc-xin và nếu chích cùng lúc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Liệu có gây tai biến hay tác dụng phụ không, thưa bác sĩ ? - Xin nói ngay rằng, chích vắc-xin hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều loại vắc-xin đa giá – vắc-xin phối hợp, tức nhiều loại vắc-xin trong cùng một mũi tiêm, để khỏi phải chích nhiều lần. Nếu trước đây, để ngừa viêm não mủ HIB và ho gà, uốn ván, bại liệt, phải chích ít nhất 2 lần thì bây giờ chỉ cần tiêm một mũi vắc-xin Pentact-HIB. Tuy nhiên, có những loại vắc-xin sống giảm hoạt lực thì không thể chích cùng lúc, vì sẽ gây tương tác thuốc hay còn gọi là cạnh tranh kháng thể, như trái rạ và quai bị chẳng hạn, phải chích cách nhau ít nhất một tháng mới có tác dụng. Trong thực tế, không có trường hợp mắc hai bệnh cùng lúc, vì khi đã mắc bệnh thì không thể tiêm vắc-xin nữa, mà phải điều trị. Vắc- xin chỉ để phòng ngừa trước khi nhiễm bệnh. Còn trường hợp có người vừa chích ngừa viêm gan siêu vi B, nhưng đi du lịch, muốn chích ngừa cúm chẳng hạn, thì nên báo cho bác sĩ biết ngày chích viêm gan, để họ biết và tư vấn cho hợp lý. Cũng có một vài trường hợp người chích ngừa vắc-xin bị tác dụng phụ nhưng rất thấp. . Tác dụng phụ, biểu hiện như thế nào và cách khắc phục ra sao, thưa ông? - Tùy theo loại vắc-xin mà tác dụng phụ khác nhau, nhưng biểu hiện chung thường là sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng chích hoặc bị ngứa, nhức đầu, mỏi mệt, đau cơ, đau khớp..., Biểu hiện này xảy ra chừng 3 - 4 ngày là hết. Cũng cớ trường hợp bị sốc thuốc nhưng rất hiếm. Nếu bị sốc thuốc, cần đến nơi chích để xử lý tại chỗ hoặc đến trạm y tế gần nhất để theo dõi, nếu nặng nên đưa lên tuyến trên để hội chẩn và điều trị. . Theo bác sĩ, nên ưu tiên chích loại vắc-xin nào? - Đối với trẻ em dưới một tuổi, theo quy định 7 loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là ưu tiên, bởi vì độ tuổi này đứa trẻ chưa tiếp xúc với môi trường sinh học (lối sống - thói quen) cũng như môi trường bệnh, chính vì vậy cần tiêm ngừa để hạn chế các bệnh tật về sau. Không riêng gì ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng có chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Còn đối với người lớn, những người có liên quan đến bệnh nghề nghiệp ở môi trường dễ lây nhiễm bệnh và người đi du lịch đến các vùng có bệnh dịch nên ưu tiên chích các vắc-xin như viêm gan siêu vi A, B; người đi du lịch thì ngừa viêm não Nhật Bản, cúm, thương hàn. Còn các loại bệnh khác, nếu có điều kiện nên chích ngừa vẫn tốt hơn. . Có nên xét nghiệm trước khi chích ngừa không, thưa bác sĩ? - Đối với một số loại viêm như siêu vi A, B, C chẳng hạn, ở lứa tuổi nhỏ (từ 15 tuổi trở xuống) không cần phải xét nghiệm, cứ chích đại trà mang tính cộng đồng và dịch tễ, để giảm bớt chi phí cho người dân. Còn đối với người lớn, nên đi xét nghiệm trước khi chích ngừa. . Xét nghiệm và chích ở đâu thì an toàn ? - Nên đến những cơ sở y tế, bệnh viện của Nhà nước như: Viện Pasteur, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM và đội y tế dự phòng ở các quận, huyện, Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Nhi Đồng 2, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, Bệnh viện Từ Du... vì các loại vắc-xin sử dụng ở đây đều có giấy phép lưu hành và việc bảo quản cũng bảo đảm. Ngoài ra, cũng có một vài bệnh viện tư nhân được cấp phép để thực hiện tiêm ngừa vắc- xin. . Nguyên tắc khi tiêm vắc- xin? - Để chích vắc- xin hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc: ''Chích sớm, đúng lịch, đủ mũi''. - Nên hay không khi phụ huynh không cho con em mình chích theo dạng tiêm chủng mở rộng miễn phí của nhà nước, mà muốn chích qua dịch vụ để sử dụng thuốc tốt hơn? - Điều này không nên, vì chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ em dưới 1 tuổi gần như là bắt buộc và khuyến khích, do đó gần như được chích miễn phí. Nên biết rằng, hiện nay các loại vắc-xin sản xuất trong nước vẫn đạt chất lượng, vì được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nên không thua kém vắc-xin ngoại. Nếu loại vắc- xin nào khi chích mà phát hiện có tai biến và tác dụng phụ cao, Bộ Y tế sẽ cấm lưu hành ngay. . Hiện nay, có vắc-xin trôi nổi trên thị trường không, thưa ông? - Theo tôi được biết, trước đây đã có vắc-xin và sinh phẩm (dùng để thử bệnh, nhưng thường không chính xác bằng xét nghiệm) trôi nổi trên thị trường, Bộ Y tế đã có quyết định cấm các cơ sở y tế hành nghề tư nhân tiêm chích vắc-xin và sử dụng sinh phẩm. . Xin cảm ơn bác sĩ. (Hà Nội Mới)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhựa độc hại: Sát thủ vô hình cho trẻ em! (23/8)
 Mẹ thiếu vitamin B12, con dễ mang dị tật (20/8)
 Trẻ sống gần trạm xăng dầu dễ bị bệnh máu trắng (20/8)
 Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ (19/8)
 Trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ (19/8)
 Tránh nắng gắt cho bé trong năm đầu (18/8)
 Bệnh tiểu đường ở trẻ em có xu hướng tăng mạnh (16/8)
 Thở dài có lợi cho bé (14/8)
 Mùa hè: Trẻ em rất dễ gặp ong đốt (14/8)
 Phỏng ở trẻ em: Làm gì để giúp trẻ (Phần 3) (14/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i