Chăm sóc trẻ
   Kỹ năng giao tiếp "siêu việt" mà phụ huynh nào cũng cần bỏ túi: Con sẵn sàng lắng nghe, bố mẹ chẳng cần đau đầu hay quát mắng
 


Trẻ không nghe lời bố mẹ thực chất vì rất nhiều nguyên nhân, không phải do con ngỗ ngược hay hỗn láo.

Cách giao tiếp giữa bố mẹ và con cái vô cùng quan trọng. Việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, thậm chí là cách dùng điệu bộ cử chỉ của phụ huynh cũng sẽ mang đến sự tác động mạnh mẽ trong một cuộc nói chuyện với con cái.

Đôi khi, rõ ràng là cả hai bên đều có thiện chí hoặc quan tâm đến nhau, nhưng do cách thể hiện không đúng hoặc giao tiếp kém, tâm trạng của người liên quan cũng sẽ biến đổi tiêu cực theo. Cũng vì điều này khiến cho mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng: Con tức giận vì bị la mắng, giận vì sao bố mẹ không hiểu mình. Bố mẹ mệt mỏi phiền lòng vì không nói được con, trách con không thông cảm cho nỗi lòng của họ.

 

 

Vì sao bọn trẻ không nghe lời?

Trẻ không nghe lời bố mẹ thực chất vì rất nhiều nguyên nhân, không phải do con ngỗ ngược hay hỗn láo.

1. Trẻ thật sự không hiểu ý và suy nghĩ của người lớn. Sau khi giao tiếp với trẻ, bạn phải để ý xem trẻ có hiểu hay không hoặc vì sao con không hiểu vấn đề. Có thể nhìn vào mắt trẻ để nhận biết được điều này.

2. Phụ huynh đặt ra quá nhiều quy định và quá nghiêm khắc. Nếu bố mẹ liên tục nhắc nhở không ngừng miệng rằng "điều này không tốt", "điều đó không tốt" hoặc đặt ra quá nhiều quy định bắt buộc con phải nghe theo, kết quả cuối cùng thường là đứa trẻ không muốn nghe lời bố mẹ chúng.

3. Bố mẹ dùng mệnh lệnh bắt con phải nghe theo, đe dọa hoặc dùng biện pháp đòn roi trừng phạt. Nhiều bậc phụ huynh luôn thích nói: "Nếu con không nghe lời, mẹ sẽ gọi công an đến bắt con!", "Nếu con không nghe lời, mẹ vứt con đi luôn!". Những điều không có thật được nói lặp đi lặp lại đó dễ gây ra sự ngờ vực của trẻ, khiến trẻ xem thường lời nói của bố mẹ và càng phản kháng hơn.

4. Trẻ không có quyền tự chủ tối thiểu. Trẻ em cũng có ý thức tự chủ, thích được tự quyết định. Nếu được bố mẹ giao cho quyền lựa chọn, trẻ sẽ học được về trách nhiệm. Khi được người lớn tôn trọng, trẻ tự nhiên sẵn sàng thực hiện lời hứa của mình hơn.

5. Bố mẹ luôn phủ nhận cảm xúc và mong muốn của con. Người lớn không quan tâm hay coi trọng cảm xúc và luôn phủ nhận ý kiến của trẻ, trẻ sẽ tự nhiên nảy sinh tâm lý nổi loạn, không chịu lắng nghe ý kiến của người lớn.

Giao tiếp với con thế nào để có hiệu quả nhất?

Đồng hành cùng con là một khởi đầu tốt để xây dựng lòng tin. Hãy ở bên con bạn nhiều hơn và trò chuyện nhiều hơn, tôn trọng các chủ đề hoặc những điều mà con bạn quan tâm, kể cả những điều mà bạn cảm thấy là nhảm nhí. Lắng nghe con thật lòng thật tâm là chìa khóa để giúp bố mẹ gần gũi con nhiều hơn.

Bố mẹ nên lắng nghe tiếng nói của con cái, không nóng vội bày tỏ hay nói thêm ý kiến của mình. Khi nói chuyện với một đứa trẻ, ánh mắt, tư thế, giọng điệu và giọng nói quan trọng hơn nội dung mà phụ huynh muốn truyền đạt.

Cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất khi nói chuyện cùng con. Bố mẹ cằn nhằn quá nhiều chỉ gây phản tác dụng, nói dông dài quá con cũng không thể tiếp thu hoặc nhớ nổi. Thay vào đó, bố mẹ có thể khơi gợi cho con tự đưa ra cách giải quyết bằng những lời nhắc nhở đơn giản như: "Con nên để thứ này ở đâu?", "Con có đồng ý mua không?".

Đổi cách nói các mệnh lệnh một cách tích cực. Bằng cách khéo léo trao quyền chủ động cho trẻ, phụ huynh sẽ giúp cho con cảm thấy mình được tôn trọng, giúp con biết được điều gì là đúng đắn. Ví dụ: Con thích leo lên sofa nhảy nhót hoặc đứng trên bàn ăn, thay vì bắt con leo xuống, phụ huynh có thể tiếp cận bằng cách nói: "Bé ơi, sofa là để ngồi, bàn ăn là để đặt thức ăn lên trên đấy, con nhớ không?"; Con chạy nhảy trên hành lang, thay vì nói "Không được chạy", bố mẹ hãy nói "Con đi chậm lại nhé, dưới đất trơn lắm".

Để trẻ tự quyết định. Cả người lớn và trẻ đều cần được tôn trọng. Hãy để trẻ tham gia vào quyết định, có sự cam kết và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ví dụ trẻ muốn mua đồ chơi, phụ huynh có thể từ chối hoặc chỉ mua nếu như trẻ đồng ý thực hiện một việc nào đó như lời cam kết.

Nêu rõ kỳ vọng hoặc yêu cầu của bạn. Giúp con biết được kỳ vọng cũng như mục tiêu của của bố mẹ và kiên quyết giữ đúng những gì đã nói ra. Ví dụ: Trước khi ra ngoài chơi, bố mẹ có thể nhắc con rằng hôm nay họ sẽ không mua kem cho con vì con đang bị ho, hoặc nói rõ con không thể mua thêm đồ chơi. Nếu con vòi vĩnh vô lý thì cả nhà sẽ về ngay lập tức.

Giúp con nhận biết và xử lý cảm xúc. Trẻ con cũng muốn được lắng nghe và thấu hiểu, vì vậy phụ huynh phải sử dụng đúng ngôn ngữ diễn đạt để thể hiện sự đồng cảm và chấp nhận những cảm xúc mà trẻ sẽ có. Phụ huynh phải là người hướng dẫn cho trẻ nhận biết và xử lý cảm xúc thế nào cho đúng đắn. Chẳng hạn: "Mẹ biết con muốn mua thứ này. Mẹ hiểu con đang thất vọng lắm". Điều này sẽ giúp việc giao tiếp giữa bố mẹ và trẻ có hiệu quả hơn.

Nguồn: Sohu

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mỗi câu "Mẹ có yêu con không?" đều ẩn chứa bí mật về đứa trẻ, phụ huynh làm 3 việc này nhiều hơn sẽ tăng cường tình cảm đối với con cái (2/6)
 Bố mẹ đều thấp làm sao để con cao lớn? Đây là những giải pháp cải thiện chiều cao cho con được chuyên gia gợi ý (19/5)
 Thường xuyên nấu món ăn bổ dưỡng mà con trai 6 tuổi vẫn bé như đứa trẻ 4 tuổi, thì ra bố mẹ đã mắc phải sai lầm này (19/5)
 Thấy con bị kẹt tay vào quạt chảy nhiều máu, bà mẹ làm ngay 1 việc được bác sĩ khen ngợi hết lời (19/5)
 Bác sĩ Nhi khoa chỉ ra những dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ đang gặp phải vấn đề về ngôn ngữ (19/5)
 Con gái sợ phát sốt nói bị "con búp bê nhìn chằm chằm", phụ huynh nghĩ con đang nói dối nhưng bác sĩ cho rằng đó là vấn đề không nên xem thường (19/5)
 Những gia đình hạnh phúc vì có một con (13/5)
 Mỹ dạy trẻ chống bắt nạt học đường thế nào? (13/5)
 10 bước giúp trẻ làm quen với việc có em (13/5)
 Chuyên gia mách nước 2 cách luyện các bé lớn ngủ riêng thành công (13/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i