Xã hội
   Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Lồng ghép là tốt nhất…
 

“Thế giới vận động không ngừng, nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời thì sẽ bị tụt hậu... nhưng theo tôi chứng chỉ CDNN nếu lồng ghép vào bồi dưỡng chuyên môn là tốt nhất”, thầy giáo Nguyễn Văn Quân chia sẻ.

Một buổi học của điểm trường Mầm non ở huyện Mường Ảng, Điện Biên

Bồi dưỡng là phù hợp…

Liên quan đến việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN) với giáo viên, có ý kiến cho rằng chứng chỉ này không thực sự cần thiết bởi ngay từ trên ghế nhà trường, khi học chuyên nghiệp giáo viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức - nhưng thầy Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho rằng việc bồi dưỡng là cần thiết.

Theo lý giải của thầy Quân, thời buổi kinh tế thị trường đang vận động không ngừng, nhiều kiến thức, nhiều vấn đề mới phát sinh mỗi ngày nên cần phải bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên cập nhật kịp thời. Từ đó giáo viên sẽ có thêm kiến thức thực tiễn cho bản thân và cũng là để truyền dạy cho học sinh. Với giáo viên miền núi, biên giới khó khăn như trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa lại càng cần thiết.

“Tôi nghĩ việc Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng kiến thức đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến đội ngũ giáo viên rồi. Vậy mà chúng ta không cập nhật, không ủng hộ là chúng ta mất đi cơ hội để bồi dưỡng kiến thức cho mình rồi”, thầy giáo Nguyễn Văn Quân nói.

Nhiều giáo viên mong muốn lồng ghép việc học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp với bồi dưỡng chuyên môn làm một đợt

“Cá nhân tôi thấy rằng đến cái điện thoại nó còn thay đổi công nghệ thường xuyên, liên tục. Thế giới cũng vậy, luôn vận động không ngừng. Nếu như chúng ta không cập nhật cái mới kịp thời thì sẽ bị tụt hậu. Việc bồi dưỡng cho giáo viên cũng vậy, nếu như tham gia học tập để có chứng chỉ ghi nhận năng lực, trình độ thì mới yên tâm đảm nhiệm công việc được giao. Họ nhìn vào đó để thấy mình đang ở vị trí nào để còn cố gắng. Nhưng theo tôi nếu lồng ghép vào chương trình bồi dưỡng chuyên môn hàng năm sẽ là tốt nhất đối với giáo viên vùng cao như chúng tôi”, thầy Nguyễn Văn Quân nói thêm.

Giáo viên cần được nghỉ hè…

Trường PTDTBT. Tiểu học Na Cô Sa có 2 giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo, đó là cô Tuyết và cô Hiền. Một người bị hở van tim, còn người kia mắc chứng máu khó đông. Hàng năm, những giáo viên này đều chỉ có hai cơ hội để đi về Hà Nội thăm khám. Hơn 700km từ Na Cô Sa về đến Hà Nội là cả vấn đề với họ. Vì thế họ không thể đi ngày một, ngày hai được nên chỉ biết đợi đến dịp hè và Tết Nguyên đán. Việc theo học lớp bồi dưỡng CDNN xong, rồi tiếp tục tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghĩa là những giáo viên này sẽ không có ngày hè.

“Chúng tôi thường xuyên phải động viên hai cô cố gắng giữ tinh thần tốt, cố gắng điều trị bệnh. Họ chỉ đợi đến hè và Tết Nguyên đán để về tranh thủ thăm khám, chữa bệnh. Ít nhất họ cũng phải có 2 lần khám/1 năm xem bệnh tình thế nào chứ! Vì thế ngành và nhà trường cũng luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho họ, ví như sắp xếp công việc để các cô nghỉ Tết sớm hơn mọi người một vài ngày. Cũng chỉ mong các cô đỡ vất vả”, thầy Quân bộc bạch.

Cô giáo Bùi Thị Hoài trong một buổi lên lớp

Thầy Nguyễn Quang Tuyến - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cũng đồng tình với quan điểm lồng ghép hai chương trình làm một đợt. Theo thầy Tuyến, nếu như vậy sẽ giúp cho giáo viên có cơ hội được nghỉ ngơi, thăm thân.

“Chúng tôi đa số giáo viên đều ở xa nhà. Các thầy cô đều có quê ở các tỉnh dưới xuôi như: Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương… Cả năm làm việc, họ chỉ tranh thủ ít ngày Hè, đi 700 - 800km để về thăm thân được mấy hôm rồi lại phải trở về trường ngay. Rồi họ lại mất một thời gian để bồi dưỡng chuyên môn rồi. Nếu như tham gia một lớp bồi dưỡng CDNN nữa thì quả thật giáo viên rất thiệt thòi và vất vả”, thầy Nguyễn Quang Tuyến nói.

Vợ chồng cô Bùi Thị Hoài, giáo viên trường PTDTBT. THCS Pá Mỳ đều từ Thái Bình và Nam Định lên Mường Nhé công tác. Hè nào hai vợ chồng cũng cố gắng sắp xếp đưa hai con nhỏ về thăm ông bà. Khi phải tham gia bồi dưỡng chứng chỉ CDNN, vợ chồng phải tạm gác việc riêng để ở lại theo học. Cả hai lại lặn lội vượt 200km từ trường về đến Trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để học tập. Theo nhẩm tính của cô Hoài, chi phí cho cả khóa học gồm: học phí, vé xe đi lại, thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt… sẽ mất khoảng gần 10 triệu đồng/1 người.

“Ra thành phố bạn nào có nhà ở đó thì còn đỡ. Còn như chúng em chẳng có gia đình ở đó, ra thuê trọ cả tháng trời lại phải ba, bốn chị em rủ nhau cùng thuê chung cho giảm bớt chi phí. Vậy nên theo em, nếu mà lồng ghép kiến thức vào chương trình bồi dưỡng hàng năm thì sẽ tốt nhất. Chúng em sẽ không phải đi học nhiều lớp như vậy. Mọi người vẫn có một số ngày nghỉ để về quê thăm gia đình, bố mẹ”, cô Bùi Thị Hoài nói.

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hải Dương cho học sinh mầm non trở lại trường (30/3)
 Quảng Trị: Khởi công xây dựng phòng học điểm mầm non Bản Bù (29/3)
 Bình đẳng giới trong giáo dục: Vượt qua rào cản (27/3)
 Chương trình giáo dục An toàn giao thông cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao (26/3)
 Giáo dục sớm cho trẻ: Gia đình - trường học đầu đời (26/3)
 Chuyện 'xếp hạng đạo đức giáo viên': Bộ GD&ĐT, chuyên gia giáo dục nói gì? (25/3)
 Quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục (25/3)
 Tuyên Quang coi trọng phát triển GD mầm non ngoài công lập (24/3)
 Kiểm tra việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên mầm non (23/3)
 Cuộc đua căng thẳng vào lớp 1 trường tư (23/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i